Giật mình nhiều người trầm cảm hé lộ bị xâm hại tình dục khi nhỏ

Sống khỏe 06/04/2019 05:56

TS.BS Dương Minh Tâm - Trưởng phòng Phòng điều trị Rối loạn liên quan stress, Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai cho biết, trong thực tế điều trị bệnh nhân stress, rối loạn sang chấn có những bệnh nhân mãi không khỏi. Rồi lý do thực sự được bệnh nhân tiết lộ với bác sĩ, nhiều người trong số họ bị xâm hại tình dục khi nhỏ.

Chủ yếu bị xâm hại tình dục bởi người thân quen

“Có những ca bệnh, điều trị mãi tình trạng bệnh nhân cải thiện chậm, bệnh nhân ra, vào viện liên tục, trở thành “người nhà” của bác sĩ vì rất đỗi thân quen. Khi đã thân với bác sĩ, thủ thỉ tâm sự thì nhiều trường hợp tiết lộ, họ bị ám ảnh vì bị xâm hại tình dục khi nhỏ”, TS Tâm cho biết.

Giật mình nhiều người trầm cảm hé lộ bị xâm hại tình dục khi nhỏ - Ảnh 1

Bệnh nhân điều trị rối loạn cảm xúc tại Viện Sức khỏe tâm thần (BV Bạch Mai).

Theo ông, tại Việt Nam, tỉ lệ bị lạm dụng tình dục khá lớn. Các trường hợp điều trị rối loạn sang chấn liên quan đến việc bị bạo hành, ấu dâm, lạm dụng tình dục khá nhiều. Nhiều trường hợp điều trị lâm sàng, bác sĩ tỉ tê trò chuyện mới giật mình vì họ là những người bị lạm dụng tình dục khi nhỏ. Đáng nói, tỉ lệ bị người thân, người quen biết lạm dụng tình dục là chủ yếu.

Đứa trẻ bị lạm dụng tình dục khi nhỏ bị stress, rối loạn sang chấn nặng nề vì không biết chia sẻ với ai, âm thầm chịu đựng. 

Bình thường vậy sao bắt đi khám tâm thần?

TS Tâm cho biết thêm, các rối loạn liên quan đến stress ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân đến muộn, đa phần người bệnh không nhận biết dược mình bị bệnh gì, thêm nữa phần kỳ thị, hiểu lầm về bệnh tâm thần nên nói đến đi khám chuyên khoa tâm thần là giãy nẩy.

Trong khi đó, các rối loạn tình dục, giấc ngủ, ăn uống đều liên quan tâm thần. Nhiều người có các triệu chứng thực thể lo âu, lo lắng, căng thẳng, bồn chồn, bất an, tim đập nhanh, đánh trống ngực, cảm giác nghẹn, trào ngược, rồi đau đầu... nên thường đi khám tim mạch, thần kinh, tiêu hóa. Đến khi dùng thuốc mãi không đỡ, được giới thiệu khám chuyên khoa tâm thần bệnh nhân vẫn hồ nghi.

TS Tâm chia sẻ về trường hợp bệnh nhân nữ 38 tuổi vì đau đầu kinh niên đã 4 - 5 năm nay, đi khám chữa đủ mọi nơi không đỡ.

"Khi đến viện, bệnh nhân tỉnh táo, ăn mặc gọn gàng, giao tiếp tốt và thường đó là điều người ta thắc mắc nhìn vậy sao bắt đi khám tâm thần", TS Tâm nói.

Qua khai thác, nữ bệnh nhân làm nghề kế toán, đã có  hai con, quá trình mang thai, sinh đẻ và phát triển tâm thần vận động bình thường. Hai vợ chồng sau cưới tích cóp mua được một căn nhà, với số nợ bằng 1/4 giá trị nhà.

Vốn là người hay lo nghĩ, cầu toàn, chồng lại đi làm xa không hỗ trợ nhiều được chăm con, trả nợ, từ đó chị sinh ra đau đầu. Sau một thời gian biểu hiện hay căng thẳng lo lắng, bệnh nhân có cảm giác đau đầu 2 bên thái dương và lan ra khắp đầu, kèm theo ngủ kém, có đêm chỉ ngủ được 1-2 tiếng.1 năm qua chị đã phải nghỉ việc, không thể đi làm vì đau đầu trầm trọng.

Mỗi khi gặp căng thẳng bệnh nhân thường thấy hồi hộp, vã mồ hôi, nặng tức ở ngực, dạ dày trào ngược. Vì thế, chị đã đi khám đủ chuyên khoa. Số tiền vay mượn đi khám bệnh giờ nhiều hơn cả tiền nợ vay mua nhà.

"Bệnh nhân rất chịu khó uống thuốc, ai mách ở đâu có thầy chữa tốt đều tìm đến. Nhưng căn nguyên gây đau đầu là tình trạng stress vì lo lắng nợ nần, con cái chưa được giải quyết mà còn nợ nhiều hơn khiến bệnh nhân càng nặng nề. Chúng tôi chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn dạng cơ thể, chỉ điều trị một thời gian là khỏi”, TS Tâm chia sẻ.

Các loạn stress nhiều, đa số người bệnh không biết, không được phát hiện và họ tốn nhiều thời gian, tiền đi khám các chuyên khoa khác trước tâm thần. Tuy nhiên, chú ý nhỏ có thể phát hiện mắc bệnh hay không.

"Sau stress ai cũng có cảm xúc căng thẳng nhất định, theo thời giảm dần nhưng nguồi có biểu hiện bệnh ngược lại, diễn biến ngày càng nặng. Hay việc xuất hiện triệu chứng không thể giải thích được về mặt cơ thể, nào là tức ngực, hồi hộp, vã mồ hôi... đi chữa mãi không khỏi. Rồi những triệu chứng thường giao động theo trạng thái tinh thần, hãy nghĩ đến chuyên khoa tâm thần để đi khám sớm", TS Tâm khuyến cáo.

Tại Việt Nam theo khảo sát của Bộ Y tế có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan tới stress. Mỗi ngày trung bình tại các đơn nguyên của Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 300 bệnh nhân ngoại trú.

Bí kíp 5-4-3-2-1 để phòng chống trầm cảm: Kéo cảm xúc lên trong vòng 1 phút

Bí quyết này có thể giúp bạn bình tĩnh lại trong thời gian cực kỳ ngắn. Và quan trọng hơn, bạn sẽ giảm được rủi ro mắc trầm cảm.

TIN MỚI NHẤT