Giảm đau khớp, chống viêm nhiễm phụ khoa với loại lá quen thuộc, mọc đầy ngoài vườn này

Sống khỏe 07/04/2020 06:25

Lá lốt không những là một loại thực phẩm quen thuộc cho các chị em nội trợ mà còn có giá trị y dược cao. Bạn đã biết tác dụng của lá lốt với sức khỏe chưa?

Lá lốt thuộc họ nhà hồ tiêu, ưa mọc tại nơi ẩm ướt, cành thân có phủ ít lông và phồng lên tại các mấu. Lá lốt rất được yêu thích bởi có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn như món om, món chả, món canh… Nhưng ít ai biết lá lốt còn có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe.

Dưới đây là những tác dụng của lá lốt mà có thể bạn chưa biết:

1. Giảm đau xương khớp

Theo Đông y, lá lốt có tính ẩm, vị cay nồng và có mùi thơm. Nhờ vào tính chất này, loại lá này được dùng để làm thuốc giảm đau xương khớp khi thay đổi thời tiết.

tac dung cua la lot 1
Lá lốt có tác dụng làm giảm đau xương khớp - Ảnh: Internet

Để giảm đau xương khớp, bạn lấy 5 - 10g lá lốt đã được phơi khô (15 - 30g lá tươi), sắc nước uống (sắc 2 bát nước còn nửa bát). Uống khi nước còn ấm, tốt nhất nên uống sau bữa tối. Chỉ cần kiên trì uống khoảng 2 tuần, bạn sẽ thấy tác dụng giảm đau xương khớp rõ rệt.

2. Chống viêm vùng kín

Với phụ nữ, lá lốt có tác dụng tuyệt vời trong việc phòng chống viêm vùng kín. Lá lốt có chứa nhiều ancaloit và tinh dầu có công dụng kháng khuẩn, chống viêm.

Do đó, sử dụng lá lốt có thể ngăn ngừa sự phát triển của các triệu chứng các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như khí hư ra nhiều kèm theo mùi hôi, ngứa ngáy vùng kín…

tac dung cua la lot 2
Lá lốt có tính kháng khuẩn nên có thể dùng để giảm viêm vùng kín cho phụ nữ -  Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên cần lưu ý, khi sử dụng lá lốt để chữa bệnh phụ khoa, chị em không nên lấy nước đun lá lốt để thụt rửa sâu trong âm đạo mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng ở bên ngoài. Hơn nữa, chị em cần kết hợp hài hòa việc dùng lá lốt với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt tình dục lành mạnh, an toàn.

3. Chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân

Một trong những tác dụng của lá lốt là phòng chống chứng ra nhiều mồ hôi ở bàn tay, bàn chân. Để chữa chứng bệnh khó chịu này, bạn lấy lá lốt tươi rửa sạch, để ráo và cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút. Khi nước sôi, bạn cho thêm một ít muối. Đợi một lúc rồi ngâm hai bàn tay, bàn chân khi nước còn ấm.

tac dung cua la lot 3
Ngâm chân bằng lá lốt có thể phòng chống chứng ra nhiều mồ hôi ở bàn chân - Ảnh minh họa: Internet

Chỉ cần thực hiện thao tác đơn giản này trong vòng 1 tuần là chứng ra nhiều mồ hôi ở bàn tay, bàn chân sẽ giảm hẳn. Ngoài ra, lá lốt còn là một trong những nguyên liệu được sử dụng trong các bài thuốc dùng để giải cảm, giảm phù thũng do suy thận, giảm đau bụng…

Tuy nhiên, cần lưu ý không được ăn quá nhiều lá lốt trong một ngày. Tối đa chỉ dùng 50 - 100 lá lốt mỗi ngày. Không nên ăn lá lốt khi bị đau dạ dày, táo bón hoặc nhiệt miệng. Không ăn khi lợi hàm sưng đỏ, môi nẻ, lưỡi khô.

Bạn có biết: Lá bàng chữa bệnh gì?

Cây bàng vốn là loại cây quen thuộc của người dân Việt. Công dụng của lá bàng đối với sức khỏe đã được công nhận trong cuốn sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam". Vậy lá bàng chữa bệnh gì?

TIN MỚI NHẤT