Để 'êm' bụng và không đau dạ dày trong ngày Tết, cả nhà nên chuẩn bị một ít thực phẩm này

Sống khỏe 03/01/2017 14:39

Khoai sọ là thực phẩm được đánh giá cao về tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau dạ dày. Vào ngày Tết, ăn uống thất thường, bạn nên ăn bát canh này nhé.

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, các chuyên gia Đông y lại bận rộn hơn để đưa ra những lời khuyên hợp lý giúp bạn luôn đảm bảo được phong độ ổn định để đón năm mới.

Tuy nhiên, năm mới là giai đoạn cao điểm trong việc ăn uống, tiệc tùng, dẫn đến nhiều người bị đau dạ dày hoặc có vấn đề về tiêu hóa.

Một trong những món ăn đơn giản, phổ biến trong ngày Tết chính là khoai sọ. Sau đây là những lời khuyên hữu ích giúp bạn sử dụng khoai sọ hợp lý, bổ dưỡng và hỗ trợ chữa bệnh.

Để 'êm' bụng và không đau dạ dày trong ngày Tết, cả nhà nên chuẩn bị một ít thực phẩm này - Ảnh 1

Khoai sọ là "bạn thân" của người đau dạ dày

Khoai sọ có tên khoa học Colocasia antiquorum Schott, thuộc họ Ráy – Araceae. Cây khoai sọ thân thảo, mềm, mọng nước, phần gốc phình thành củ lớn sần sùi hình trứng, có thể đẻ nhánh thành nhiều củ con.

Lá hình khiên, dài tới 20-50cm, gốc hình tim, cuống lá mập, bẹ ôm thân, mọc đứng, dài tới 1-2cm. Mo có màu vàng nhạt, ống thuôn, màu lục nhạt, ngắn, liền, phiến hình mũi mác hẹp có mũi dài. Bộ phận sử dụng được là củ và lá.

Một trong những tác dụng tốt của khoai sọ với sức khỏe được chuyên gia Đông y đánh giá cao chính là hỗ trợ chữa viêm, loét dạ dày.

Chúng ta đều biết, cơ chế sinh bệnh viêm, loét dạ dày đều do axít làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất axít đó gây tăng tiết hoặc do thực phẩm chúng ta ăn vào hàng ngày gây nên.

Một số loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như: rượu, cà phê, ớt, tiêu… Các yếu tố tâm lý khác như căng thẳng, xúc động mạnh, lo âu… cũng làm thần kinh kích thích, dẫn tới dạ dày tiết nhiều axít.

Chuyên gia Đông y cho rằng, khoai sọ có thể luộc, nấu canh, nấu cùng với các thực phẩm khác để ăn nhiều hơn trong ngày Tết vì đây là thực phẩm lành tính, bổ dưỡng và chữa bệnh về dạ dày hiệu quả.

Theo y học cổ truyền, củ khoai sọ có tính bình, vị cay ngọt, tác động lớn vào 3 bộ phận là tỳ, vị và đại tràng. Tán khối kết tiêu u hạch ở cổ, nhuận tràng, thông đại tiện.

Ngoài ra, khoai sọ còn ích khí, bổ thận, phá huyết, khu phong, giảm đau, trừ đàm tiêu thũng.

Dùng cho các trường hợp phát ban dị ứng mẩn ngứa, sa trực tràng, lỵ mãn tính, viêm sưng hạch, chấn thương, gãy xương chảy máu do chấn thương, viêm sưng khớp do phong thấp, mụn nhọt…

Canh khoai sọ thịt lợn

Chuẩn bị 100g khoai sọ, 50g thịt lợn nạc, nấu canh ninh chín nhừ và ăn cùng các bữa cơm có tác dụng bổ âm, chống khô khát, ích khí, chăm sóc dạ dày cực kỳ tốt.

Khoai sọ luộc, hấp, nấu cháo

Bạn có thể chế biến nhiều món ăn từ khoai sọ như luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp, nấu cùng các món ăn khác cho cả gia đình. Những người đau dạ dày nên ăn nhiều hơn.

Bên cạnh đó, khoai sọ còn giúp phục hồi cơ thể nhanh chóng sau khi ốm dậy. Người bị ốm bệnh nên bổ sung khoai sọ vào thực đơn hàng tuần.

Cháo khoai sọ, củ mài hay củ từ dùng cho người bị rơi vào trạng thái đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát. Cách chế biến gồm 200g khoai sọ, 50g khoai từ (sơn dược, củ mài), 50g gạo tẻ, nấu cháo ăn trong ngày.

Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng tăng thể lực, tăng cường chức năng tiêu hóa, nhuận tràng, chống táo bón.

Lưu ý: Khi chế biến khoai sọ, cần đi găng tay gọt vỏ, đồng thời cần ninh nhừ, luộc hấp chín kỹ để tránh bị ngứa.

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT