Dậy sớm buổi sáng kiểu này còn nguy hại hơn thức khuya

Sống khỏe 23/10/2019 13:21

Nghiên cứu mới cho thấy sự thay đổi từ việc nghỉ ngơi cuối tuần sang dậy sớm vào sáng hôm sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.

Hầu hết chúng ta đều cảm thấy buồn chán khi ngày Chủ Nhật kết thúc, nhưng khoảnh khắc phải thức dậy vào sáng sớm thứ Hai thậm chí còn tệ hơn như thế. Những nghiên cứu mới cho thấy, sự thay đổi từ việc nghỉ ngơi cuối tuần sang dậy sớm vào sáng hôm sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường và bệnh tim.

Nghiên cứu trước đây từng chứng minh mối liên hệ giữa căng thẳng sinh học (như làm việc ca đêm) với sự gia tăng rủi ro của quá trình trao đổi chất. Giấc ngủ bị gián đoạn gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Tuy nhiên, phát hiện mới của các nhà khoa học tại Đại học Pittsburgh, Mỹ chỉ ra rằng, khi giấc ngủ thường ngày thay đổi - dù có vẻ vô hại như thức dậy sớm để làm việc, cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn trao đổi chất. Kết quả này từng được công bố trên tạp chí Nội tiết lâm sàng và Chuyển hóa.

Dậy sớm buổi sáng kiểu này còn nguy hại hơn thức khuya - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Nhóm nghiên cứu kiểm tra các kiểu ngủ và nguy cơ trong sự chuyển hóa của tim (mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc đột quỵ) của 447 người khỏe mạnh từ 30 đến 54 tuổi, làm việc ít nhất 25 giờ một tuần. Để đo chuyển động và giấc ngủ, họ đeo dây đo trên cổ tay suốt một tuần. Ngoài ra, họ còn được yêu cầu điền vào bảng khảo sát về chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục.

Vào ngày rảnh rỗi, 85% số người tham gia có chu kì giấc ngủ trễ hơn là khi đi làm. Ngay cả khi tính đến những hoạt động thể chất và hấp thụ calo, những người có sự chênh lệch giờ giấc lớn nhất sẽ có chỉ số cân nặng cao hơn, chu vi vòng eo tăng, insulin nhịn ăn cũng tăng và ít cholesterol hơn bình thường.

Mặc dù nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa việc sắp xếp giờ giấc ngủ không khoa học với nguy cơ tiềm ẩn các bệnh chuyển hóa, nhưng chúng ta cũng nên xem xét để thấy rằng công việc và trách nhiệm xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của chúng ta như thế nào, đặc biệt nếu các nghiên cứu trong tương lai cũng cho ra kết quả tương tự trên.

“Các can thiệp lâm sàng tập trung vào chữa trị rối loạn sinh học, hoặc giáo dục dành cho nhân viên tại nơi làm việc để giúp họ đưa ra sự thay đổi sáng suốt trong lịch trình làm việc hàng ngày, cùng các chính sách khuyến khích nhà tuyển dụng xem xét các vấn đề này cho ứng viên… là những biện pháp giải quyết tình trạng này một cách hiệu quả”, nhà nghiên cứu Patricia M. Wong cho biết.

1 giờ tức giận = 6 tiếng thức khuya, là cơn "sóng thần" nguy hại cho cơ thể không kém gì ung thư

Các nhà tâm lý học cũng cho rằng, năng lượng thể chất và tinh thần cần tiêu thụ để chống chọi với tâm trạng ở trong trạng thái tức giận suốt 1 tiếng đồng hồ có thể tương đương với việc thức khuya 6 giờ liên tục, cực kỳ nguy hại sức khỏe.

TIN MỚI NHẤT