Dấu hiệu ung thư gan và các giai đoạn nhất định bạn phải biết

Sống khỏe 14/09/2018 05:20

Ung thư gan là căn bệnh cực kì nghiêm trọng, khó phát hiện và các triệu chứng xuất hiện muộn.

Tại Hoa Kỳ, khoảng 22.000 đàn ông và 9.000 phụ nữ được chẩn đoán ung thư gan mỗi năm, đồng thời căn bệnh này gây tử vong cho khoảng 17.000 đàn ông và 8.000 mỗi năm.

Ung thư gan là gì?

Gan là cơ quan tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, thực hiện các chức năng quan trọng khác nhau để thải độc và giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Gan có trách nhiệm sản xuất mật – một chất giúp bạn tiêu hóa chất béo, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Cơ quan quan trọng này cũng giúp lưu trữ các chất dinh dưỡng như glucose, do đó bạn sẽ không bị kiệt sức khi không ăn uống.

Vị trí của gan là góc phần tư phía trên bên phải của bụng, ngay dưới xương sườn.

Khi ung thư gan phát triển, nó phá hủy tế bào gan và cản trở khả năng hoạt động bình thường của gan. Thông thường căn bệnh này được chia ra làm 2 loại là:

- Ung thư gan nguyên phát: Hình thành từ các mô tại gan. Từ đây, ung thư gan nguyên phát lại chia ra làm nhiều loại khác nhau như:

+ Ung thư biểu mô tế bào gan;

+ Ung thư đường mật;

+ U nguyên bào gan;

+ U mạch máu ác tính.

- Ung thư gan thứ phát: Phát triển khi các tế bào ung thư lây lan từ một cơ quan khác

Dấu hiệu ung thư gan và các giai đoạn nhất định bạn phải biết - Ảnh 1

Dấu hiệu ung thư gan

Nhiều người không có triệu chứng gì trong giai đoạn mới mắc bệnh, nhưng khi chúng bắt đầu xuất hiện thì biểu hiện thường là:

- Khó chịu, đau đớn ở vùng bụng do ảnh hưởng áp lực của khối u;

- Vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt do sự tích tụ muối mật trong da;

- Phân có màu lạ;

- Nước tiểu đục, tối do dịch tích tụ ở vùng bụng;

- Buồn nôn hoặc ói mửa, đây là triệu chứng chung của mọi bệnh ung thư;

- Bầm tím hoặc dễ chảy máu, đặc biệt ở những khu vực khó va chạm;

- Mệt mỏi, hay buồn ngủ và không tỉnh táo để làm việc, và không thể cải thiện bằng cách đi ngủ;

- Sút cân dù chế độ ăn uống và sinh hoạt vẫn bình thường;

- Chán ăn, đây không chỉ tiêu biểu cho bệnh gan mà nó còn đại diện cho nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nữa.

Nguyên nhân gây ung thư gan

Hơn một nửa số người được chẩn đoán bị ung thư gan nguyên phát đều mắc xơ gan - tình trạng gan bị sẹo do tổn thương từ rượu.

Tổng kết lại, những nguyên nhân gây ra ung thư gan thường gặp nhất là:

- Tổn thương do dị tật bẩm sinh;

- Lạm dụng rượu;

- Nhiễm trùng mạn tính với các bệnh viêm gan B, viêm gan C, bệnh sắc tố hay xơ gan;

- Béo phì và gan nhiễm mỡ.

Yếu tố tăng khả năng mắc ung thư gan

Sau nhiều ca bệnh, các bác sĩ đã đúc kết ra những yếu tố có thể khiến bạn trở thành người dễ mắc bệnh gan. Cùng điểm qua những dấu hiệu như:

- Trên 50 tuổi;

- Mắc viêm gan B hoặc C;

- Xơ gan;

- Uống đồ có cồn trong thời gian dài;

- Tiếp xúc với aflatoxin;

- Tiểu đường hoặc béo phì.

Các giai đoạn ung thư gan

Ung thư gan giai đoạn đầu

Khối u xuất hiện đơn lẻ, không ảnh hưởng đến mạch máu hay những cơ quan xung quanh.

Ung thư gan giai đoạn 2

Khối u vẫn tiếp tục xuất hiện, có dấu hiệu xâm lấn vào các mạch máu lân cận.

Ung thư gan giai đoạn 3

Khối u phát triển kích thước, xâm lấn tĩnh mạch chính của gan hoặc cơ quan lân cận như túi mật.

Ung thư gan giai đoạn cuối

Ung thư di căn sang các bộ phận nội tạng khác trong cơ thể.

Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Khi tình trạng bệnh chạm ngưỡng giai đoạn cuối ở mọi căn bệnh, khả năng sống lâu là cực kì thấp. Theo những số liệu thống kê mới nhất, bệnh nhân mắc ung thư ở gan giai đoạn cuối chỉ có thể kéo dài sự sống trong khoảng 6 tháng tiếp theo, nhanh thì chỉ trong 1 tháng.

Dấu hiệu ung thư gan và các giai đoạn nhất định bạn phải biết - Ảnh 2

Điều trị ung thư gan

Để điều trị căn bệnh này cần phụ thuốc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

- Số lượng, kích thước và vị trí của các khối u trong gan;

- Mức độ hoạt động của gan;

- Có xuất hiện xơ gan hay không;

- Khối u có lan sang cơ quan khác chưa, ...

Kế hoạch điều trị cụ thể sẽ dựa vào những yếu tố này. Nhìn chung, việc điều trị căn bệnh nguy hiểm này thường được áp dụng những phương pháp sau:

- Cắt mật hoặc gan: Một phần của gan bị cắt bỏ, khi các khối u xuất hiện ở phần đó và gan đủ khỏe mạnh để làm phẫu thuật. Gan sẽ phát triển trở lại kích thước bình thường trong vòng một vài tuần. Phương pháp này không áp dụng cho bệnh nhân bị xơ gan.

- Ghép gan: Thủ thuật này được áp dụng khi ung thư chưa di căn, các khối u nhỏ hơn 3cm, đồng thời tìm được người hiến nội tạng phù hợp.

- Diệt tế bào ung thư bằng nhiệt: Chúng có thể được đưa qua da, thông qua nội soi hoặc phẫu thuật khi bệnh nhân đã được gây mê.

- Xạ trị: Sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.

- Hóa trị: Sử dụng những chất hóa học được nghiên cứu kĩ lưỡng để tiêm vào cơ thể hoặc gan để tiêu diệt tế bào ung thư.

- Điều trị bằng thuốc;

- Hóa trị liệu thuyên tắc.

Cách phòng ngừa ung thư gan

Ung thư gan không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện các bước sau để ngăn chặn sự phát triển của các tình trạng bệnh liên quand dến gan:

- Tiêm thuốc chủng ngừa viêm gan B;

- Phòng ngừa viêm gan C bằng cách quan hệ tình dục an toàn, không sử dụng ma túy, cẩn trọng khi dùng kim tiêm như lúc xỏ khuyên hay xăm hình, ...;

- Giảm nguy cơ xơ gan bằng cách hạn chế uống rượu và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Cẩn thận với 5 dấu hiệu bất thường của nốt ruồi cũng có thể cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư da

Hãy chú ý hơn đến những dấu hiệu lạ xung quanh nốt ruồi của bạn để biết chắc mình có khả năng mắc bệnh ung thư da hay không.

TIN MỚI NHẤT