Công dụng siêu tuyệt vời của quả đu đủ nhưng không phải ai cũng ăn được

Sống khỏe 21/10/2019 04:41

Đu đủ là loại trái cây hàng ngày được nhiều người sử dụng nhưng ít ai biết rằng đu đủ còn có tác dụng chữa bệnh. Đặc biệt, đu đủ xanh còn làm mờ tàn nhang, chữa bệnh ngoài da.

Tác dụng của quả đu đủ 

Các nghiên cứu về dinh dưỡng của quả đu đủ đều cho thấy các chất dinh dưỡng siêu tuyệt vời từ trái cây này. Quả đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit acid hữu cơ, vitamin: A, B, C, 0,9% chất béo, xenluloz (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin.

Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy, trong 100g đu đủ có 74 - 80mg vitamin C (vitamin chủ yếu trong đu đủ), caroten (tiền vitamine A) 500 - 1.250UI. Ngoài ra, còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men, các khoáng chất như: kali (179mg), canxi, magiê, sắt và kẽm.

Công dụng siêu tuyệt vời của quả đu đủ nhưng không phải ai cũng ăn được - Ảnh 1

Còn đu đủ xanh, ngoài các chất có trên còn có chứa 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là papain. Một cây đu đủ trong một năm cho khoảng 100g nhựa (lấy quả khi còn non trên cây). Ngoài ra còn có chymopapain và papaya protenaza.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, cây đu đủ thân thảo, rỗng bên trong, cao 2 – 5 m, hình trụ, mọc thẳng, phần lớn không phân cành. Cây cho quả là cây đu đủ cái, hoa có màu vàng nhạt, hoặc xanh trắng, mọc ở kẽ lá, thành hai ba hoa, cuống dái 2 – 7 c.

Quả đu đủ hình trứng to, nhiều hạt bám vào thành quả bên trong, hạt đen bọc dưới lớp nhày.

Cây đu đủ được trồng ở nước ta rất nhiều và ngoài tác dụng lấy quả ăn, rễ, lá và nhựa của cây đu đủ còn làm thuốc chữa bệnh.

Theo Đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt mùi hơi hắc. Tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, làm mát gan, nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng. Quả  đu đủ xanh được sử dụng để nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay, chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema...

Hoa của đu đủ có vị đắng tính bình chữa hen, ho kéo dài, giải độc.

Một số bài thuốc từ đu đủ

Tác dụng chữa táo bón, theo lương y Trung có hai bài thuốc có thể áp dụng đó là: Đu đủ chín 300 gram, đường đỏ 50 gram. Lấy đu đủ chín bỏ vỏ, bỏ hạt vào bát cùng đường đổ hấp chín cho bệnh nhân ăn ngày 2 lần trước khi ăn cơm. Cần ăn 3 đến 5 ngày sẽ hết táo bón.

Cách thứ hai lấy đu đủ chín 300 gram, đường đỏ 50 gram, vừng đen 100 gram nấu chè cho bệnh nhân ăn.

Ngoài trị táo bón, đu đủ còn chữa bệnh cho những người tiêu hóa kém. Lấy đu đủ xanh 200 gram, thịt lợn 3 chỉ khoảng 100 gram và mắm muối nêm vừa đủ. Sau đó ninh nhừ cùng với thịt lợn và bệnh nhân ăn thay cơm từ 2 đến 4 ngày sẽ chấm dứt tình trạng chán ăn, bụng đầy ấm ách khó chịu.

Những người đang mang thai không được ăn nhiều đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh, khi mang thai có thể gây bất thường và sảy thai không mong muốn. Đu đủ xanh chứa nhiều nhựa, được biết là gây ra các cơn co tử cung có thể dẫn đến sảy thai. Vì vậy nên tránh ăn đu đủ khi mang thai.

Ngoài ra những người bị viêm đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột thì cũng không nên ăn. Người bị sỏi thận, ăn nhiều đu đủ có thể dư thừa vitamin C dẫn tới hình thành sỏi thận.

Tiết lộ bài thuốc quý từ tác dụng của cây cúc tần trong dân gian

Trị liệu bằng các phương pháp dân gian cho bệnh trĩ, đau lưng nhức mỏi, cảm mạo thông thường cho đến sỏi thận thì người ta thường nhắc đến một loại thảo dược và cũng là loại rau quen thuộc là cây cúc tần. Thực hư tác dụng của cây cúc tần như thế nào?

TIN MỚI NHẤT