7 thói quen 'ngàn đời' khi ăn cơm của người Việt rất hại sức khỏe, dễ rước bệnh vào thân

Sống khỏe 21/09/2020 09:15

Dưới đây là những thói quen cố hữu từ ngàn đời nay mà rất nhiều người Việt thường xuyên mắc phải. Tuy nhiên những thói quen này cực kỳ hại cho sức khỏe.

1. Tận dụng cơm nguội

Ăn lại cơm nguội từ bữa trước lá thói quen của nhiều gia đình. Tuy nhiên ít ai biết rằng, ăn cơm nguội có thể làm hại tới sức khỏe chúng ta.

Nguyên nhân là do trong cơm nguội chứa bacillus cereus, vi khuẩn này sẽ làm bạn có các hội chứng ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài. Những người có thể trạng yếu như người cao tuổi, trẻ em khi mắc các triệu chứng trên có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí có thể gây tử vong. Kể cả bạn có hấp lại, rang lại thì vẫn không thể hết được độc tố. 

Do đó, mọi người chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm nóng vừa được để nguội. Nếu ăn không hết, cơm phải được bảo quản trong tủ lạnh, không quá 24h, không ăn khi cơm có các dấu hiệu bất thường.

2. Ăn nhiều cơm quá mức

Cơm là thực phẩm không thể thiếu để duy trì sự sống và cung cấp cho ta các chất để nuôi cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cơm trong một bữa cũng có hại, vì cơm chứa nhiều đường.

Khi ăn quá nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu cao, đây là một trong những nguyên nhân gây bị tiểu đường và cũng là nguyên nhân gây biến chứng tim mạch như: tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…

3. Ăn gạo xay xát kỹ

Gạo xay xát kỹ nhìn thì trắng tinh, bóng bẩy đẹp mắt. Tuy nhiên loại gạo này thường bị mất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B1.

Những hạt gạo còn nhiều áo cám khi nấu lên sẽ ngọt và ngon hơn rất nhiều so với các loại gạo đã được xay xát trắng bong.

7 thói quen 'ngàn đời' khi ăn cơm của người Việt rất hại sức khỏe, dễ rước bệnh vào thân - Ảnh 1

4. Ăn quá ít rau

 

Nhiều người thường không có thói quen thích ăn rau, chủ yếu chỉ ăn cơm với thịt cá hay đồ ăn mặn. Điều này làm cơ thể của bạn rất mệt mỏi.

Rau củ chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, hạn chế các căn bệnh như tiểu đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa…

5. Ăn cơm chan canh

Ăn cơm chan canh là thói quen hầu hết ở tất cả mọi người, vì cơm sẽ dễ nuốt trôi vào dạ dày, dễ ăn hơn.

Tuy nhiên khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe. Nếu vừa ăn cơm vừa chan canh khiến cơm bị mất đi chất protein, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cơm.

Chưa kể, ăn cơm chan canh lâu sẽ làm hệ tiêu hóa, hoạt động thành ruột, hay dạ dày lười biếng, ít tiết dịch để co bóp hơn, gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa như đau dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa… Điều này càng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

6. Tận dụng thức ăn

Có nhiều gia đình có thói quen để đồ ăn qua đêm để hôm sau ăn lại. Tuy nhiên đối với một số thực phẩm như rau xanh, hải sản, mộc nhĩ... lại cực kỳ có hại vì thành phần dinh dưỡng bị biến đổi.

Hoặc một số người ăn no rồi, nhưng hết bữa nhìn thức ăn còn lại thấy tiếc rẻ không muốn bỏ đi nên lại ngồi ăn cố. Thói quen này tạo gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa.

7. Chấm chung nước chấm

Cả mâm cơm có một bát nước chấm để chấm chung là thói quen của đa số gia đình. Tuy nhiên thói quen này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại, nhất là với những người bị vi khuẩn HP thì dễ lây cho cả gia đình.

4 dấu hiệu trên khuôn mặt cảnh báo lá gan đang bị tổn thương nghiêm trọng

Phát hiện những dấu hiệu này trên khuôn mặt, bạn cần đi khám ngay trước khi lá gan suy kiệt.

TIN MỚI NHẤT