4 kiểu cất trữ thực phẩm ai cũng tưởng đúng hóa ra lại sai bét, chỉ rước bệnh vào người

Sống khỏe 11/07/2018 05:00

Nhiều người có thói quen mua nhiều thức ăn về và cất trữ tủ lạnh nhưng lại không hề hay biết bản thân đang mắc không ít sai lầm.

Lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp có thể ức chế sự phát triển của vi sinh vật trong thực phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên không phải cứ cho thức ăn vào tủ lạnh sẽ đảm bảo an toàn, đặc biệt trong thời tiết nắng mưa thay đổi thất thường thì sự sinh sôi của vi khuẩn càng mạnh hơn.

Bác sĩ Ma Guansheng – giám đốc Cục dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội dinh dưỡng Trung Quốc đã đưa ra 4 lời khuyên khi cất trữ thực phẩm trong tủ lạnh.

1. Cất thức ăn nóng hổi vào tủ lạnh

4 kiểu cất trữ thực phẩm ai cũng tưởng đúng hóa ra lại sai bét, chỉ rước bệnh vào người - Ảnh 1

Nhiều người có thói quen cất thức ăn còn nóng hổi vào trong tủ lạnh mà không biết đó là sai lầm. Do đó, cần phải để nguội thực phẩm trước khi cất vào tủ và cất trữ ở nhiệt độ dưới 5 độ C. Tuy nhiên thực phẩm để bên ngoài ở nhiệt độ phòng, các vi sinh vật sẽ nhân lên nhanh chóng, làm cho thực phẩm dễ hỏng. Vì vậy, thức ăn nếu đã nấu chín không nên để bên ngoài quá 2 tiếng đồng hồ.

2. Cất trữ thức ăn quá lâu trong tủ

4 kiểu cất trữ thực phẩm ai cũng tưởng đúng hóa ra lại sai bét, chỉ rước bệnh vào người - Ảnh 2

Ngay cả khi thực phẩm được cất trữ trong tủ lạnh thì vi sinh vật vẫn có thể phát triển nếu để quá lâu. Do đó, thức ăn thừa cất trong tủ không nên để quá ba ngày. Số lần đun nấu lại không nên vượt quá 1 lần.

Để biết thực ăn nào mới hay cũ thì bạn nên dán nhãn trên từng thực phẩm để xác định thời gian lưu trữ. Ngoài ra, bạn nên chia nhỏ thức ăn khi mua về để mỗi bữa nấu đủ với số người ăn, tránh dư thừa.

3. Rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng

4 kiểu cất trữ thực phẩm ai cũng tưởng đúng hóa ra lại sai bét, chỉ rước bệnh vào người - Ảnh 3

Thực phẩm đông lạnh nên được rã đông ở ngăn mát của tủ lạnh thay vì để ở nhiệt độ phòng, đặc biệt là thịt để nguyên miếng có thời gian rã đông lâu có thể làm gia tăng sự phát triển của các vi sinh vật và gây mất an toàn thực phẩm.

Lò vi sóng tuy có thể làm rã đông rất nhanh nhưng với sức nóng nó có thể trở thành môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi.

4. Không hâm nóng lại thức ăn thừa

4 kiểu cất trữ thực phẩm ai cũng tưởng đúng hóa ra lại sai bét, chỉ rước bệnh vào người - Ảnh 4

Bất kể thức ăn thừa nào dù là thịt, thủy sản, trứng,… sau khi đã cất trữ đều phải đun nóng lại trước khi ăn. Nhiệt độ an toàn là tối thiểu 60 độ C. Vì hầu hết các vi sinh vật khó sinh sôi ở nhiệt độ trên 60 độ C.

Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn có thể giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhưng nếu điều kiện thực tế không đáp ứng được nhiệt độ bảo quản thực phẩm an toàn thì sao? Nếu không thể cất giữ an toàn, tốt nhất bạn nên sử dụng thực phẩm tươi sống và nấu ngay để giảm nguy cơ sinh trưởng của vi sinh vật.

Nhờ những tác dụng tuyệt vời này mà rong biển chưa bao giờ ‘vắng mặt’ trong bữa ăn của người Hàn

Rong biển là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người Hàn. Những dưỡng chất đặc biệt trong rong biển có thể mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

TIN MỚI NHẤT