Xuất hiện nhiều chủng cúm gia cầm nguy hiểm mới

Sức khỏe 23/03/2019 06:30

Triển khai kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025, Bộ NN&PTNT cùng các tổ chức thế giới nhận định virus cúm gia cầm tiếp tục biến đổi và xuất hiện nhiều chủng nguy hiểm mới.

Sáng 22.3, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị thảo luận cùng với các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)... về việc triển khai kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm (CGC) giai đoạn 2019 – 2025.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, CGC là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đã gây thành dịch ở gia cầm tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nhiều người bị nhiễm bệnh, chết và có nguy cơ trở thành đại dịch ở người. Khi dịch bệnh xảy ra sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ gia cầm, nhất là việc xuất khẩu sản phẩm gia cầm của Việt Nam sang các nước.

 

Xuất hiện nhiều chủng cúm gia cầm nguy hiểm mới - Ảnh 1

Tiêm phòng là giải pháp hữu hiệu phòng chống CGC. Ảnh: PV

Các chuyên gia cũng cảnh báo về các chủng virus cúm mới, trong đó có virus cúm A/H5N8, A/H7N9 đã lưu hành ở một số nước, mặc dù chưa lưu hành ở Việt Nam nhưng cũng cần cảnh giác.

TS Kenjiro Inui, đại diện Tổ chức FAO tại Việt Nam, cho biết: Virus cúm gia cầm luôn biến đổi và tạo ra nhiều chủng khác nhau, mỗi chủng virus có một dạng, đặc tính khách nhau, đang tiếp tục là mối đe doạ ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo TS Jeffrey McFarland – Giám đốc Chương trình Cúm của CDC tại Việt Nam, chúng ta phải tăng cường giám sát dịch tễ tại các ổ dịch để phát hiện sớm các loại virus mới xuất hiện và đang lưu hành, bởi khi virus biến đổi thì sẽ có nguy cơ tạo ra đại dịch. Thực tế trong lịch sử, đại dịch cúm nguy hiểm nhất đã xuất hiện vào năm 1918 với chủng virus cúm A/H1N1 đã khiến 4 triệu người tử vong.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025". Mục tiêu của Kế hoạch nhằm kiểm soát, khống chế không để dịch bệnh CGC xảy ra và lây lan diện rộng; chủ động giám sát để phát hiện sớm, cảnh báo và có giải pháp phòng, chống; tạo điều kiện cho việc xây dựng thành công các vùng, các chuỗi cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh; góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của CGC đối với sức khỏe cộng đồng, an ninh lương thực và các hoạt động thương mại của Việt Nam. 

Chủng virus cúm gia cầm mới xuất hiện sát nách Việt Nam

Tổ chức Nông lâm quốc tế (FAO) cho biết virus cúm gia cầm H7N4 đã xuất hiện ở Campuchia. Chủng cúm mới này trước đó được phát hiện ở Trung Quốc vào năm 2018.

TIN MỚI NHẤT