Stress khi mang thai: Làm ngơ là làm hại cả mẹ và bé?

Sức khỏe 01/01/2020 10:48

Nhiều người chưa có cái nhìn rõ ràng về những vấn đề mà stress khi mang thai có thể gây ra với mẹ bầu và bé. Từ đó vô tình thiếu hiểu biết để những hành động không may xảy ra. Nếu người nhà bạn đang gặp tình trạng này, bạn sẽ chọn làm ngơ hay tìm hiểu kỹ những thông tin khoa học dưới đây?

Bà bầu bị stress khi mang thai

Trong thai kỳ, cơ thể của các mẹ thay đổi rất nhiều cả về thể chất và tinh thần, từ đó dẫn tới những xáo trộn không chỉ từ mặt cơ thể mà còn là cả những vấn đề về tâm lý. Các mẹ thường trở nên nhạy cảm, dễ cáu gắt và dễ bị biến đổi cảm xúc vì những tác nhân bên ngoài môi trường. Thêm vào đó, những áp lực của của cuộc sống hiện đại khiến những căng thẳng về mặt tâm lý càng tích tụ mà khó giải tỏa được đã dẫn tới vấn đề stress khi mang thai.

Theo một vài thống kê, tỷ lệ người mang thai bị mắc các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối  loạn lưỡng cực hay đơn cử là stress khi mang thai ngày càng tăng cao. Từ đó đẩy lên hồi chuông báo động về việc phải quan tâm đầy đủ hơn tới tâm sinh lý của các mẹ bầu. Nếu không có sự quan tâm đúng mực, các vấn đề về tâm lý nói chung và stress nói riêng có thể ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới cả bà mẹ và thai nhi, tệ nhất là những trường hợp mẹ bầu có ý định tự tử vì quẫn bách.

Stress khi mang thai: Lam ngo la lam hai ca mẹ va be
Bà bầu bị stress khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu stress khi mang thai

Mỗi người có một cách phản ứng với stress khác nhau, nhưng nhìn chung họ sẽ có một vài đặc điểm chung đáng lưu tâm như sau:

Xuất hiện các vấn đề về cảm xúc

Hiện tượng đầu tiên có thể thấy khi các mẹ bầu bị trầm cảm đó là sự thay đổi đột ngột và tiêu cực trong cảm xúc. Họ sẽ trở nên nhạy cảm hơn với thế giới xung quanh, chỉ một lời nói hay cử chỉ nhỏ cũng có thể khiến họ bận tâm, vì thế họ thường dễ cáu gắt, nổi nóng, buồn phiền, khóc lóc,…hơn bình thường rất nhiều. Một số người thì trở nên bạo lực và cực đoan hơn, một số khác lại ủy mị và buồn phiền. Nhưng sau những trải nghiệm khó chịu về mặt cảm xúc ấy, hầu hết họ sẽ thấy rất chán nản, mệt mỏi hay trống rỗng. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu hơn sẽ dẫn tới các bệnh lý về thần kinh như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, hoảng sợ,…

Thay đổi thể chất

Kết hợp với việc biến đổi về cảm xúc, cơ thể của họ cũng nhạy cảm với những trải nghiệm cảm xúc này. Những hệ lụy về thể chất kéo theo có thể kể đến như rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, tim đập nhanh, đau nhức cơ thể,… Những người bị stress thường dễ gặp phải các bệnh lý về đường tiêu hóa, người ta thường ví von đường ruột là bộ não thứ hai của con người, nếu bạn gặp phải các ức chế trong cảm xúc trong thời gian dài, nguy cơ bị các chứng như loét dạ dày, viêm dạ dày, viêm đại tràng, co thắt đường ruột,…sẽ trở nên cao hơn.

Stress khi mang thai: Lam ngo la lam hai ca mẹ va be 0
Bà bầu bị stress thường nhạy cảm hơn với xung quanh - Ảnh minh họa: Internet

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Đây là hệ lụy kéo theo của các biến chuyển trong thể chất và tinh thần. Khi gặp phải các tình trạng này, chế độ sinh hoạt của các mẹ bầu thường sẽ trở nên bất thường theo. Một số mẹ ngủ nhiều hơn, ăn nhiều hơn; một số khác lại không ăn được, mất ngủ. Có những bà mẹ thì vùi đầu vào công việc, một số khác lại chỉ ngồi một chỗ không muốn phải làm gì hết. Mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau, nhưng gia đình nên để ý nếu các mẹ có sự thay đổi lớn trong chế độ sinh hoạt của bản thân.

Thay đổi về giao tiếp xã hội

Tương tự như tình trạng phía trên, đây cũng là hệ lụy tâm lý được kéo theo khi các mẹ bị stress cao độ. Những sự biến đổi trong cảm xúc như nhạy cảm hơn, nóng nảy hơn, bạo lực hơn,…dễ đẩy các mối quan hệ và khả năng giao tiếp xã hội của họ bị ảnh hưởng. Ví dụ như nhiều mẹ cảm thấy không thỏa mái với mọi người xung quanh, có ý tưởng chống đối xã hội hoặc tự thu mình lại,…Nếu để lâu dài các mối quan hệ của mẹ sẽ bị hủy hoại, mà bản thân các mẹ cũng sẽ trở nên khó khăn hơn trong mọi phía cạnh giao tiếp.

Stress khi mang thai: Lam ngo la lam hai ca mẹ va be 1
Chế độ sinh hoạt của các mẹ thường sẽ bị ảnh hưởng theo - Ảnh minh họa: Internet

Stress thai kỳ gây hại tới thai nhi không?

Các vấn đề về tâm lý có thể trở thành con dao giết người vô hình nếu không được phát hiện và hỗ trợ kịp thời. Như đã phân tích ở trên, chúng ảnh hưởng tới toàn bộ phía cạnh cuộc sống của các mẹ, và đương nhiên đứa trẻ bên trong bụng mẹ cũng không thể tránh khỏi những hệ lụy tiêu cực được. Cụ thể:

Về mặt thể chất của trẻ

Những tác động xấu về mặt thể chất của mẹ cũng khiến sức khỏe của bé đi xuống. Một số vấn đề về tiêu hóa sẽ khiến lượng chất dinh dưỡng truyền cho trẻ không được ổn định, từ đó làm các hoạt động phát triển thể chất của bé không được bình thường. Hay các triệu chứng đau đầu, đau nhức cơ thể,…cũng sẽ làm sức khỏe thai kỳ yếu đi trông thấy. Thêm vào đó, việc mẹ bị stress sẽ làm cơ thể tiết ra các chất dẫn truyền độc hại không tốt cho não bộ thai nhi. Theo một số nghiên cứu, khi mang thai mẹ bị các vấn đề tâm lý thì khi trẻ sinh ra dễ mắc các bệnh lý về mắt, đường tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ xương khớp, thể trạng,…hơn so với những trẻ khác.

Tăng khả năng sinh non và sảy thai

Nếu không được điều trị và hỗ trợ cải thiện tâm lý, nguy cơ sinh non và sảy thai ở các mẹ bầu cũng cao hơn. Vì môi trường nuôi dưỡng thai kỳ không lành mạnh này khiến thai nhi không thể phát triển an toàn được. Nó tác động trực tiếp tới sự phát triển của trẻ, nhất là trong những tuần đầu thai kỳ, vì đây là khoảng thời gian thai chưa chắc chắn, những vấn đề tâm lý nghiên trọng có thể ảnh hưởng tới sự hình thành phôi thai và phát triển đầu tiên của thai kỳ.

Stress khi mang thai: Lam ngo la lam hai ca mẹ va be 1
Bà bầu bị stress sẽ ảnh hưởng tới em bé cả trước và sau sinh - Ảnh minh họa: Internet

Cách vượt qua stress khi mang thai

Để mẹ và bé không gặp phải những trường hợp xấu như đã nếu phía trên, ngay khi cảm nhận thấy bản thân có những bất thường trong suy nghĩ và tâm lý, các mẹ nên trao đổi cùng gia đình và các đơn vị y tế có chuyên môn để tìm ra phương pháp chấm dứt càng sớm càng tốt. Đồng thời, các mẹ nên tự giúp đỡ bản thân bằng những cách thức cải thiện tâm lý đơn giản dưới đây:

Dành thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý

Một nguyên nhân phổ biến gây ra stress và việc bị quá tải trong công việc hay những hoạt động chăm lo cho gia đình. Chúng khiến các chị em quẫn bách và suy nghĩ phức tạp. Nên để phòng tránh và giảm thiểu tình trạng stress, các chị em nên có cho mình chế độ ngủ nghỉ, làm việc hay hoạt động thật khoa học, không nên làm quá nhiều hay nghỉ ngơi quá nhiều sẽ khiến cơ thể không thỏa mái.

Đầu tư cho những thú vui nho nhỏ

Những thú vui nho nhỏ có thể khiến một ngày của bạn thêm thú vị và giải tỏa được những thứ tiêu cực rất hiệu quả. Thú vui đó có thể là đọc sách, nghe nhạc, xem phim,…tùy theo sở thích của bạn, nhưng nên chọn những thú vui tích cực để không tạo ra những hệ lụy khác tồi tệ hơn.

Tập thể dục điều độ

Tập thể dục vừa là cách rèn luyện, cũng đồng thời là cách thư giãn cơ thể hiệu quả. Các chương trình tập luyện khoa học sẽ kích thích những quá trình trao đổi chất trong cơ thể, điều hòa suy nghĩ để bạn không quá tập trung vào nghĩ ngợi hay quá rảnh rỗi để liên tưởng lung tung. Vậy nên tình trạng stress cũng sẽ được giảm đi tương ứng với sự kiên trì và điều độ tập thể dục của bạn đó.

Stress khi mang thai: Lam ngo la lam hai ca mẹ va be 6
Nên dành thời gian nghỉ ngơi và đầu tư cho những thú vui tích cực - Ảnh minh họa: Internet

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Có một thực tế khác là việc thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể gây ra những vấn đề tâm lý. Bên cạnh đó nó còn làm cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống. Hãy thử tưởng tượng bạn mang cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng và năng lượng đó đi đối mặt với những vấn đề khó khăn khác của cuộc sống, đa phần sẽ chẳng đem lại những kết quả tốt đẹp đúng không? Nên bạn hãy bổ sung đủ chất để cho cơ thể khỏe mạnh và tránh khỏi những vấn đề tâm lý nguy hiểm. Và đương nhiên là tuyệt đối không được bỏ bữa, hoặc bữa thì ăn quá nhiều bữa lại ăn quá ít, chúng cũng sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp hơn đâu.

Tập tâm sự hoặc viết ra những vấn đề của bản thân

Nhiều người có thể cười bảo việc tâm sự và viết ra những vấn đề của bản thân có hơi tốn thời gian và trẻ con, nhưng nó lại là một hành động giải tỏa tâm lý vô cùng giá trị. Chính những khúc mắc trong lòng mới gây ra tình trạng tích tụ sự ức chế. Việc bản tìm sách giảm bớt những tích tụ đó chính là đang giúp bản thân một lợi ích rất lớn đó. Người nhà nên quan tâm và chủ động nói chuyện với các mẹ đang bị stress. Với những mẹ không may không có người để tâm sự thì có thể tập viết ra những vấn đề của bản thân vào một quyển nhật ký nho nhỏ. Hoặc sáng tạo hơn là lập blog kể chuyện cuộc sống, rất nhiều mẹ đã trở nên nổi tiếng nhờ việc làm blogger như thế này đó.

Gặp chuyên gia tâm lý

Mọi người thường rất ngại đi gặp chuyên gia tâm lý hay tới viện kiểm tra sức khỏe tâm thần, nhưng đây là một việc làm rất đúng đắn, hiểu biết và cần thiết khi bạn nghi ngờ mình mắc phải các vấn đề về tâm lý. Một chuyên gia về lĩnh vực này sẽ giúp bạn xác định độ nặng của bệnh tình, cũng như tìm ra những nguyên nhân và vạch rõ hướng đi giúp bạn sớm cải thiện được tình hình nhất. Nên đừng vì e ngại những lời gièm pha mà đánh liều với sức khỏe của bản thân và bé yêu nhé.

>>> Xem thêm:

- Giải mã những điều kiêng kỵ khi mang thai theo dân gian

Stress khi mang thai: Lam ngo la lam hai ca mẹ va be 7
Nên cố gắng chia sẻ với mọi người hoặc tìm tới trị liệu tâm lý để giải tỏa tinh thần - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là những thông tin về tình trạng stress khi mang thai. Hy vọng bài viết đã giúp bạn trạng bị thêm những thông tin cần thiết cho cuộc sống của mình. Chúc bạn và gia đình luôn thật mạnh khỏe, hạnh phúc!

2 cách chữa đau răng bằng lá lốt hiệu quả như dùng thuốc tây

Từ xưa tới nay, trong dân gian thường ứng dụng cách chữa đau răng bằng lá lốt vừa an toàn lại hiệu quả. Thế nhưng nhiều người vẫn còn chưa biết tới mẹo hữu ích này. Để có thêm hiểu biết về bài thuốc trên, bạn hãy đọc ngay những thông tin chi tiết dưới đây nhé.

TIN MỚI NHẤT