Người dân sẽ chính thức được cấp hộ chiếu vaccine, vậy nó là gì?

Sức khỏe 04/04/2022 18:54

Hộ chiếu vaccine là gì, có giá trị thế nào ở thời điểm hiện tại là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Từ ngày 30/3/2022, Bộ Y tế đã thực hiện cấp hộ chiếu vaccine cho hơn 1.000 đối tượng tiêm tại Bệnh viện Bạch Mai. Được biết, trong tuần tới, Bộ Y tế sẽ có văn bản chỉ đạo triển khai việc cấp hộ chiếu vaccine cho người dân.

Người dân sẽ chính thức được cấp hộ chiếu vaccine, vậy nó là gì? - Ảnh 1
Tuần tới, người dân sẽ được cấp hộ chiếu Vaccin 

Hộ chiếu vaccine được hiểu là giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 hoặc/và giấy xác nhận đã khỏi bệnh COVID-19. Hộ chiếu vaccine được sử dụng để chứng minh lịch sử tiêm chủng, khỏi bệnh của cá nhân, không thay thế cho các giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh khác như hộ chiếu, thị thực, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực... Hộ chiếu vaccine nước ngoài được coi là hợp lệ và được sử dụng trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam nếu được công nhận chính thức hoặc tạm thời bởi Chính phủ Việt Nam.

Người mang hộ chiếu vaccine của các nước này vào Việt Nam và của Việt Nam đến các nước này được áp dụng các biện pháp y tế như người đã tiêm vaccine ở sở tại. Việc công nhận này bao gồm việc miễn thủ tục chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hoá lãnh sự khi sử dụng giấy tờ này tại nước tiếp nhận.

Mới đây, Bộ Y tế cũng vừa ban hành Quyết định số 5772/QĐ-BYT, ngày 20/12/2021 về ban hành biểu mẫu và quy trình cấp "Hộ chiếu vaccine" được áp dụng thống nhất tại tất cả các cơ sở tiêm chủng trên cả nước. Theo đó, "Hộ chiếu vaccine" được cấp cho người đã tiêm đủ 2 mũi với 8 loại vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép. Chứng nhận "Hộ chiếu vaccine" được cấp sử dụng định dạng mã QR. Hết thời hạn này, hệ thống sẽ tự động tạo mã QR mới. Mã QR hộ chiếu vaccine của Việt Nam sử dụng tiêu chuẩn do tổ chức WHO và EU ban hành.

Người dân sẽ chính thức được cấp hộ chiếu vaccine, vậy nó là gì? - Ảnh 2
Người mang hộ chiếu vaccine của các nước này vào Việt Nam và của Việt Nam đến các nước này được áp dụng các biện pháp y tế như người đã tiêm vaccine ở sở tại 

Để đảm bảo quyền lợi được cấp "Hộ chiếu vaccine", trước tiên, người dân cần xem thông tin về tiêm chủng trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc PC-Covid để xác định dữ liệu tiêm chủng đã được các cơ sở tiêm chủng cập nhật lên hệ thống hay chưa. Nếu thông tin đã chính xác, trong tuần tới, người dân sẽ nhận được hộ chiếu vaccine trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, PC-Covid hoặc trên trang thông tin của Bộ Y tế.

Đối với người dân chưa có thông tin các mũi tiêm trên Hệ thống tiêm chủng quốc gia, người dân cần gửi phản ánh lên Hệ thống tiêm chủng quốc gia để được cập nhật dữ liệu hoặc liên hệ trực tiếp với cơ sở tiêm chủng để được cập nhật. Nếu không có dữ liệu trên hệ thống, sẽ không được cấp hộ chiếu vaccine.

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao, đến ngày 17/3, có 17 quốc gia chấp nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam, gồm: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Nhật Bản, Australia, Belarus, Ấn Độ, Philippines, Campuchia, Maldives, Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Sri Lanka, New Zealand, Singapore, Saint Lucia và Hàn Quốc.

Việc tiêm vaccine hay tiêm mũi tăng cường có cần thiết với người đã nhiễm Covid 19?

Tiêm vaccine phòng ngừa Covid 19 là việc cần thiết trong tình hình dịch bệnh ngày càng lan rộng như hiện nay. Nhưng cũng có nhiều thắc mắc rằng họ có cần thiết tiêm vaccine hay tiêm mũi tăng cường sau khi đã bị nhiễm hay không. Việc tiêm vaccine sau khi đã nhiễm bệnh có lợi ích gì không?

TIN MỚI NHẤT