Người dân Hà Nội có được ra ngoài mua "ba con sói" trong thời gian giãn cách?

Sức khỏe 26/07/2021 06:58

Từ 6h ngày 24/7/2021, thành phố Hà Nội yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, khám chữa bệnh, công tác... Vậy, nếu quá cần thiết, người dân có được phép ra ngoài mua "ba con sói" hay không?

Tối 23/7, để đảm bảo an toàn cho Thủ đô, an toàn và sức khỏe cho Nhân dân là trên hết, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 17 thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 6h00 ngày 24/7 trên phạm vi toàn thành phố. Người dân nên ở nhà và chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, khám chữa bệnh, công tác...

Từ 06h00 ngày 24/7/2021, thành phố Hà Nội yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, khám chữa bệnh, công tác...

Quy định về giãn cách có nói về những dịch vụ thiết yếu nhưng không cụ thể. Mặt khác, trong một số điều kiện thì một số việc "không cần thiết" với người này nhưng lại "rất cần thiết" với người khác.

Ví dụ với một đôi vợ chồng có tuổi thì bao cao su thuộc lĩnh vực không cần thiết, nhưng với các vợ chồng trẻ, nhu cầu cao thì biện pháp tránh thai lại "vô cùng cần thiết".

Thế thì trong trường hợp này "ba con sói" là cần thiết hay không cần thiết?

Theo đó, luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống, tâm lý, kinh tế xã hội. Đặc biệt là đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, đến vấn đề tình dục. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp thì mọi người đều phải tuân thủ quy định của pháp luật về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thực hiện nghiêm túc khuyến cáo 5K của Bộ Y tế và phấn đấu tiêm phòng vắc xin càng sớm càng tốt.

Thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường

Hiện nay Hà Nội đã áp dụng Chỉ thị 16 về thực hiện giãn cách xã hội, theo đó: Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác...

Theo luật sư, tinh thần của Chỉ thị này thì những trường hợp thật sự cần thiết thì công dân mới được phép ra đường, theo đó Chỉ thị liệt kê những trường hợp cần thiết bao gồm: "Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác"; "các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hỏa hoạn...". Chỉ thị 16 không liệt kê toàn bộ các tình huống, trường hợp được coi là trường hợp cần thiết để được phép ra đường.

Luật sư Cường cho biết, khi liệt kê các tình huống thì vẫn có dấu ba chấm (…), bởi vậy việc vận dụng Chỉ thị này phải tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh ở từng địa phương và vào hoàn cảnh cụ thể của từng tình huống, từng sự việc cụ thể. Có những tình huống, sự việc không cấp bách, không cần thiết với người này nhưng lại rất cấp bách và cần thiết với người khác...

Cụ thể như đối với những cặp vợ chồng trẻ, có nhu cầu và tần suất sinh hoạt tình dục nhiều nhưng lại chưa muốn có con, cuộc sống khó khăn khiến họ muốn thực hiện kế hoạch hóa gia đình nhưng không có biện pháp tránh thai nào khác an toàn. Để đảm bảo sức khỏe thì họ cần phải có bao cao su.

Trong sự việc này thì việc ra ngoài hiệu thuốc mua bao cao su rồi về, đảm bảo đeo khẩu trang và giãn cách 2m với những người xung quanh thì cũng không gây nguy hiểm gì cho những người khác. Bởi vậy, trong tình huống này có thể xác định là nhu cầu thiết yếu.

Đi mua bao cao su có phải nhu cầu thiết yếu hay không? Ảnh minh họa

Luật sư Cường nhận định, việc xem xét giải quyết đối với tùy từng trường hợp cụ thể phải linh hoạt, mềm dẻo, tôn trọng quyền con người nhưng vẫn đảm bảo an toàn , hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh.

Cùng một sự việc xảy ra nhưng với người này là không thiết yếu, với người khác lại thiết yếu.

Việc xác định có thiết yếu hay không không chỉ phụ thuộc vào sự việc mà còn phụ thuộc vào đối tượng, nhu cầu. Việc xác định có thiết yếu hay không thì phải xác định trên cơ sở nhu cầu cụ thể.

Trường hợp có nhu cầu và không có cách nào khác để giải quyết hợp lý hơn, thì cách duy nhất đó được xác định là thiết yếu.

Tình huống được coi là thiết yếu trong trường hợp không thực hiện thì sẽ không đảm bảo an toàn về sức khỏe, về đời sống.

Tuy nhiên, luật sư cũng cho rằng, cách hiểu Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ phải mềm dẻo, linh hoạt chứ không nên cứng nhắc theo kiểu mệnh lệnh. Chỉ thị này cũng quy định theo hướng mở để cho các địa phương vận dụng linh hoạt... Tinh thần của Chỉ thị cũng như tinh thần chung của Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia là đảm bảo chống dịch hiệu quả nhưng hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống và phát triển kinh tế xã hội.

Về phía người dân, nếu vin vào các lý do để ra đường không đúng quy định hoặc những trường hợp không thật sự cần thiết, không phải là thiết yếu, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh thì sẽ bị xử lý theo quy định, mức phạt có thể đến 3.000.000 đồng nếu như không tuân thủ các biện pháp bảo vệ cá nhân, ra đường không có lý do chính đáng.

4 tín hiệu cảnh báo thận đang làm việc quá tải, không muốn mang bệnh trong người thì nên đi khám ngay

Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Vì lúc này thận của bạn đang gặp phải vấn đề bất ổn.

TIN MỚI NHẤT