Chế độ ăn tốt cho sức khỏe không sợ bệnh tật làm phiền

Sức khỏe 31/10/2019 17:24

Chế độ ăn tốt cho sức khỏe sẽ giúp cân bằng hoạt động của hệ tiêu hóa và các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể. Từ đó giúp nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa những vi khuẩn gây bệnh tấn công phá hoại các tế bào trong cơ thể.

Dinh dưỡng là nền tảng của sức khỏe và trí tuệ. Vì thế khi có một chế độ ăn tốt cho sức khỏe thì sẽ đáp ứng được nhu cầu năng lượng cơ thể cần trong các giai đoạn tăng trưởng và phát triển cũng như phòng chống được một số bệnh tật thường gặp. Do đó, bữa ăn hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng, không những tác động đến quá trình phát triển thể chất mà còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần.

Vì vậy, để cơ thể khỏe mạnh, không bị bệnh tật tấn công thì bạn cần phải xây dựng chế độ ăn tốt cho sức khỏe. Chế độ này cần thay đổi cho phù hợp với từng độ tuổi,

Ăn uống như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Nếu để ý bạn sẽ thấy rằng, những thức ăn hằng ngày có ảnh hưởng đến thể chất. Khi chọn thực phẩm lành mạnh, có chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp trái tim khỏe mạnh, cơ bắp săn chắc và cân nặng hợp lý. Tinh thần cũng vì thế mà phấn chấn, vui vẻ hơn. Do đó, bạn cần phải chọn thực đơn tốt cho sức khỏe, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, trí não có thể liên tục hoạt động suốt ngày.

Muốn làm được như vậy, bạn cần phải đảm bảo:

Ăn đủ chất

Bạn cần có chế độ uống hợp lý hàng ngày, ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm để cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khỏe mạnh, thể lực tốt để làm việc hiệu quả.

Đặc biệt, vào mùa hè thời tiết oi bức, thường có cảm giác chán ăn thì bạn cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 3 bữa chính và từ 1 đến 3 bữa phụ. Trong mỗi bữa ăn cần đảm bảo bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm như:

che do an tot cho suc khoe 1
Chế độ ăn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng 

+ Nhóm bột đường: Đây là nhóm dinh dưỡng không thể thiếu trong các khẩu phần ăn để cung cấp năng lượng cho não bộ hoạt động. Những thức ăn tốt cho sức khỏe nên dùng như là cơm, bánh mì, phở, bún, miến…

+ Nhóm đạm: Các thực phẩm của nhóm giàu đạm đều chứa nhiều axit-amin để tái tạo tế bào, tạo chất dẫn truyền thần kinh, giúp tăng cường hoạt động trí não. Thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ, đậu phụ... đây là các thức ăn tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua, bởi không chỉ giàu đạm mà có nhiều sắt, giúp phòng chống thiếu máu.

Nhóm chất béo: Nhóm chất này có vai trò quan trọng trong việc dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ. Bên cạnh đó, chất béo còn là dung môi hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D, E, K. Bạn có thể bổ sung nhóm chất này qua các thực phẩm như dầu, mỡ, bơ, các loại hạt chứa nhiều dầu. Đây là nhóm thực phẩm cung cấp các chất béo thiết yếu cho dẫn truyền thần kinh, cho suy nghĩ minh mẫn.

Nhóm vitamin và khoáng chất: Giúp cung cấp các yếu tố vi lượng cũng như các chất bảo vệ, làm tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật ở mọi lứa tuổi. Nguồn cung cấp vitamin nhiều nhất đó là từ trái cây và rau củ. Theo đó, các loại rau lá màu xanh sẫm và các loại rau, quả màu vàng, đỏ là nguồn cung cấp vitamin A, giúp sáng mắt, tăng sức đề kháng, chống thiếu máu, đặc biệt giúp cho cơ thể trẻ em tăng trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó rau, quả còn chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa, có tác dụng nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh mạn tính Với những người thừa cân, béo phì, rối loạn đường huyết, đái tháo đường, trái cây rau củ là thực phẩm tốt cho sức khỏe của người bệnh được nhiều bác sĩ khuyên sử dụng.

Ăn uống kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Các nhà khoa cho biết, ăn uống cũng phải đúng thời gian và kết hợp với chế độ nghỉ ngơi thì sức khỏe mới tốt. Do đó, bạn cần chú ý hơn về chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp lý của bản thân. Bạn cần ăn sáng trong vòng 90 phút kể từ khi thức dậy để bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Thời gian ăn trưa thì có thể linh động, nhưng cần phải ăn tối trước 20h. Bởi ăn tối muộn có nguy cơ tăng cân cao, đồng thời tác động đến quá trình trao đổi chất và sản sinh insulin làm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. Như vậy, đồng hồ sinh học bị đảo lộn, ngủ nghỉ không khoa học.

che do an tot cho suc khoe 2
Ăn uống cần kết hợp nghỉ ngơi hợp lý

Do đó, bạn cần đảm bảo ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Mỗi đêm cần ngủ ít nhất 7 tiếng để đảm bảo cơ thể được tỉnh táo. Vì thế, nếu sáng phải dậy từ lúc 6h thì nên đi ngủ từ 23h đêm hôm trước.

Thay đổi thực đơn mỗi ngày

Để đảm bảo chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe, mỗi ngày bạn nên thay đổi khẩu phần ăn bằng những thực phẩm khác nhau để tránh gây cảm giác nhàm chán, cân bằng trong chế độ dinh dưỡng cho cơ thể. Trong mỗi bữa ăn bạn nên bổ sung rau xanh – đây là thực phẩm cần thiết không những cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ mà còn giúp cơ thể được thanh lọc để da mịn màng, tươi trẻ và giàu sức sống. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe, lên kế hoạch tập luyện phù hợp với thể trạng của bản thân.

che do an tot cho suc khoe 3
Cần thay đổi thực đơn mỗi ngày

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe cần tránh

Để hạn chế những tác hại do lối sống không khoa học và ăn uống vô độ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Loại bỏ những đồ ăn thức uống không tốt

che do an tot cho suc khoe 5
Chỉ ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe

Nếu như không muốn cơ thể phát sinh bệnh tật thì bạn cần phải hạn chế ăn những đồ ăn nhanh chứa rất nhiều dầu mỡ và chất béo. Bởi khi ăn những loại thực phẩm này ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể chúng ta béo phì, tích tụ mỡ và không thể giải phóng bớt được năng lượng ra khỏi cơ thể gây nên các bệnh nguy hiểm như huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, mỡ máu… Do đó, hàng ngày bạn nên duy trì khẩu phần ăn tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, không chỉ cần hạn chế đồ ăn nhanh mà bạn cũng cần tránh xa rượu bia. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây nên một số bệnh về gan và tiêu hóa, ảnh hưởng tới bộ não cũng như hoạt động của tim.

Bỏ ngay thói quen ăn uống không đúng giờ

Ăn uống không đúng giờ giấc sẽ làm ảnh hưởng đến nhịp sống sinh học của cơ thể, khiến quá trình trao đổi chất bị cản trở. Như vậy, cơ thể không hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng cần thiết, dễ gặp phải tình trạng mệt mỏi hay đuối sức. Thói quen này khiến hiệu quả làm việc sau đó bị giảm sút vì cơ thể mệt mỏi.

che do an tot cho suc khoe 4
Cần ăn uống đúng giờ

Hơn nữa, thói quen ăn uống không đúng bữa cũng dễ dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày… Đặc biệt, ăn không đúng giờ hoặc bỏ bữa sẽ khiến dạ dày tăng tiết dịch vị, về lâu dài sẽ khiến dạ dày bị tổn thương và có thể gây ra các tình trạng như viêm, loét…

Do đó, để hạn chế được những tình trạng này, bạn hãy thiết lập lại giờ gấc ăn uống, tuyệt đối không bỏ bữa hoặc ăn tối quá muộn. Bởi khi bỏ bữa ăn hoặc ăn quá muộn sẽ gây ra rất nhiều tác động tiêu cực lên cơ thể chúng ta vì đồng hồ sinh học trong cơ thể không vận hành đúng thời gian, khiến cho quá trình lão hóa diễn ra sớm hơn và gây ra những phản ứng tiêu cực, hệ miễn dịch dễ dàng thỏa hiệp, cơ thể bị nhiễm nhiều bệnh, kể cả các bệnh tự miễn.

Chí vì vậy, bạn nên có một chế độ ăn tốt cho sức khỏe, cung cấp đầy đủ các vitamin, khoáng chất và chất xơ, đặc biệt cần bổ sung nhiều các chất như ocophernols, flavonoid, carotenoids và các loại vitamin A, C, D và E để làm chậm quá trình lão hóa, nâng cao hệ thống miễn dịch, cơ thể luôn khỏe mạnh và không bị bệnh tật làm phiền. 

Tư vấn chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả nhất

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp là điều cần được quan tâm để có thể kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Sau đây là chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường cùng chia sẻ cụ thể về những loại thực nên ăn và tránh để thoát khỏi gánh nặng bệnh tiểu đường.

TIN MỚI NHẤT