Ăn tôm sống có tốt không?

Sức khỏe 21/03/2019 06:30

Tôm là món ăn quen thuộc và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên ăn tôm sống có tốt không luôn là thắc mắc mà không ít người quan tâm.

Ăn tôm sống lợi hay hại?

 

Ăn tôm sống có tốt không? - Ảnh 1

Nguy cơ nhiễm sán vì ăn tôm sống (Ảnh minh họa: Internet)

Chia sẻ với Gia đình & Xã hội, BS Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, nhiều loài như cua, ốc, tôm, cá có thể nhiễm ấu trùng sán, trứng sán thể bám vào các loại rau thủy sinh. Những loại thực phẩm này nếu không được nấu chín sẽ vào cơ thể người, nguy hiểm nhất là chui lên não. Người mắc sán có thể đại tiện ra sán hoặc sán tự bò ra. Tuy nhiên các trường hợp nhiễm sán nặng đều gầy yếu, sa sút về sức khỏe.

Đó cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi "Ăn tôm sống có tốt không?". Tốt nhất. để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chúng ta cần tránh ăn tôm sống.

Lợi ích của việc ăn tôm

Ăn tôm sẽ cung cấp lượng protein dồi dào, khoáng chất và sở hữu hàm lượng chất béo thấp.

Loại sinh vật biển này sở hữu đặc tính chống chảy máu, chống oxy hóa, tránh viêm, ngăn ngừa ung thư và chống quá trình tạo mạch máu trong điều trị ung thư.

Hơn nữa, tôm chứa nhiều axit béo omega như axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Theo Maggie Michalczyk, nhà khoa học kiêm chuyên gia dinh dưỡng tại Chicago, những axit béo này mang lại nhiều lợi ích cho não và tăng cường phát triển thị giác ở trẻ sơ sinh.

Do vậy, đưa tôm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là việc làm quan trọng đối với phụ nữ có thai, đang cho con bú và người đang trong độ tuổi sinh đẻ. 

Không ăn tôm chung với các loại hoa quả chứa vitamin C

Vì độc tố có sẵn trong tôm khi kết hợp cùng vitamin C có thể tạo thành chất độc nguy hiểm asen 3 (thạch tín) dẫn đến chết người. Để bảo đảm an toàn sức khỏe, mọi người cần tuyệt đối tránh nấu chung tôm với các loại rau, củ hay ăn kèm với các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C.

Sau khi ăn tôm ít nhất 4 tiếng đồng hồ mới được ăn hoa quả chứa vitamin C để tránh bị ngộ độc.

Chu trình phát triển của sán thế nào?

Chẩn đoán người bị nhiễm sán lợn đa số là qua việc phát hiện được các đốt sán tự thải qua đường phân chứ không phải qua xét nghiệm máu.

TIN MỚI NHẤT