Vì sao bạn không nên đợi đến khi thấy đói mới ăn?

Sống khỏe 18/10/2020 11:19

Cơn đói có thể là dấu hiệu cho thấy quá trình trao đổi chất đã được kích hoạt và cơ thể của bạn đang hoạt động theo cách nên có. Tuy nhiên bạn không nên lấy cảm giác đói làm tín hiệu duy nhất cho thấy đã đến lúc cần ăn.

Dưới đây là một số lý do vì sao bạn không nên đợi đến khi thấy đói mới ănvà những ảnh hưởng xấu của cơn đói tới thói quen ăn uống của bạn.

1. Cơn đói dẫn đến ăn quá nhiều

Vì sao bạn không nên đợi đến khi thấy đói mới ăn? - Ảnh 1

Những người hay bỏ bữa hoặc ăn uống thất thường sẽ ăn quá nhiều để bù lại lượng thức ăn mà họ đã bỏ qua.

Cơ thể con người cần lượng dinh dưỡng ổn định sau mỗi 3-4 giờ để quá trình trao đổi chất không bị chậm lại, giảm năng lượng, cáu kỉnh và thèm ăn.

Bạn càng không ăn uống trong thời gian dài thì lượng đường huyết càng giảm, dẫn đến nhu cầu về đường trong thực phẩm càng tăng cao.

2. Cơn đói không giúp giảm cân

Vì sao bạn không nên đợi đến khi thấy đói mới ăn? - Ảnh 2

Nhiều người nghĩ rằng nếu họ thấy đói thì tức là họ đang giảm cân. Song trên thực tế, nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày khiến bạn cảm thấy đói, bạn sẽ không thể gắn bó lâu dài với nó.

Ăn quá ít calo sẽ kích hoạt chế độ khẩn cấp trong cơ thể, khiến cơ thể tích trữ chất béo và đốt cháy ít calo hơn. Cơ thể sẽ cho rằng nó cần phải tự tiết kiệm và bảo tồn calo cho tương lai.

3. Cơn đói khiến bạn lựa chọn thực phẩm không lành mạnh

Vì sao bạn không nên đợi đến khi thấy đói mới ăn? - Ảnh 3

Khi bạn thấy đói, bạn sẽ có khả năng ăn những thực phẩm kém lành mạnh hơn. Đường huyết giảm khiến bạn không kiểm soát những thực phẩm mình sẽ ăn. 

Bạn sẽ có xu hướng ăn bất cứ thứ gì trước mặt mình, và thường sẽ là những món nhiều đường, không tốt cho sức khỏe.

4. Không phải lúc nào bạn cũng nhận ra cơn đói

Vì sao bạn không nên đợi đến khi thấy đói mới ăn? - Ảnh 4

Hai loại hormone ảnh hưởng đến cảm giác đói là ghrelin - kích thích sự thèm ăn; và leptin - ngăn chặn sự thèm ăn.

Khi bạn không ăn trong một thời gian, nồng độ ghrelin sẽ tăng lên. Và ssau khi bạn ăn xong, leptin sẽ báo cho cơ thể biết rằng bạn đã no.

Tuy nhiên không phải lúc nào cơ thể cũng xác định chính xác cơn đói. Đặc biệt là khi trải qua một chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, bạn có thể sẽ không nhận ra cơ thể đang báo điều gì.

Bộ não học cách kiềm chế cơn đói theo lối sống của mỗi người. Vì vậy, những người luôn chỉ ăn một bữa/ngày có thể làm việc cả ngày mà không thấy thèm ăn.

Tuy nhiên không thấy đói không có nghĩa là việc ăn chỉ một bữa/ngày là bình thường.

5. Cơn đói có hại cho sức khỏe

Vì sao bạn không nên đợi đến khi thấy đói mới ăn? - Ảnh 5

Tác động của việc bỏ đói đối với cơ thể về lâu dài có thể lớn, từ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần tới tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Nếu bạn tình cờ bị đói, cơ thể thường có cảm giác khó chịu. Một số triệu chứng đi kèm với đói là:

  • khó tập trung
  • dạ dày có cảm giác đau như bị cắn
  • yếu người
  • chóng mặt
  • buồn nôn và nôn
  • cáu gắt
  • đau đầu
  • bụng cồn cào
  • vấn đề về giấc ngủ

5 món tuyệt đối không ăn khi đói bụng, gây cản trở máu đến tim, rất hại dạ dày

Không phải thực phẩm nào cũng có thể ăn khi đói bụng, có những món nếu cố tình ăn sẽ gây hại cho sức khỏe.

TIN MỚI NHẤT