Thói quen nấu nướng này đang ngấm ngầm làm tổn thương mạch máu của bạn, bác sĩ cảnh báo nên thay đổi càng sớm càng tốt

Sống khỏe 08/03/2021 07:00

Mạch máu có mối liên hệ mật thiết đến tình trạng sức khỏe và tính mạng của mỗi người. Rối loạn mạch máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch.

Hấp, rán, hầm, xào là những phương pháp nấu ăn cơ bản mà tất cả chúng ta thực hiện mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn có bao giờ nghĩ rằng cách chế biến thực phẩm của mình đôi khi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình?

Thực tế, thói quen nấu nướng sử dụng quá nhiều dầu và muối có thể làm tổn thương mạch máu người ăn. Trong khi đó, mạch máu có mối liên hệ mật thiết đến tình trạng sức khỏe và tính mạng của mỗi người. Rối loạn mạch máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch.

Thói quen nấu nướng này đang ngấm ngầm làm tổn thương mạch máu của bạn, bác sĩ cảnh báo nên thay đổi càng sớm càng tốt - Ảnh 1

Người đàn ông vào viện cấp cứu vì ăn nhiều thực phẩm chứa dầu và muối

Một trường hợp điển hình mà tờ Aboluowang (Trung Quốc) đưa ra là ông Qi Laohan, 70 tuổi. Ông là người có sức khỏe tốt nhưng vài tháng gần đây, người đàn ông này thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Chỉ cần đi bộ được một đoạn ngắn, ông đã cảm thấy hụt hơi, thậm chí khó thở. Cho đến một buổi sáng, mắt ông Qi tối sầm và đột ngột ngất xỉu, con trai vội đưa ông đến bệnh viện.

Thói quen nấu nướng này đang ngấm ngầm làm tổn thương mạch máu của bạn, bác sĩ cảnh báo nên thay đổi càng sớm càng tốt - Ảnh 2

Kết quả khám sức khỏe khiến bác sĩ và cả gia đình ông Qi Laohan bị bất ngờ. Kết quả cho thấy, ông bị tắc động mạch vành - đây là bệnh lý tim mạch rất nguy hiểm.

Theo bác sĩ một trong những nguyên nhân khiến ông Qi Laohan phải vào viện cấp cứu đó là do ông Qi xưa nay không có thói quen khám sức khỏe vì vậy bệnh đã tiến triển từ lâu mà không biết. Hơn nữa, chế độ ăn nhiều dầu và muối của ông cũng là "chất xúc tác" làm hại mạch máu.

2 thói quen nấu ăn làm hại mạch máu, gây bệnh tim mạch

- Nấu ăn nhiều dầu:

Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có thể khiến lipid máu tăng cao, làm cho máu bị nhớt, từ đó làm tổn thương mạch máu và cản trở quá trình lưu thông máu.

Ngoài ra, đã có nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ các loại thực phẩm chiên rán như khoai tây rán, gà rán... sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các loại thực phẩm công nghiệp này thường được chế biến bằng chất béo trans - một loại chất béo làm gia tăng cholesterol xấu và hạ thấp cholesterol tốt. 

Ngoài ra, khi các loại dầu mỡ bị đun ở nhiệt độ quá cao, chúng sẽ thay đổi, sản xuất ra những chất hóa học có thể gây hại đến tim, gây ung thư.

Thói quen nấu nướng này đang ngấm ngầm làm tổn thương mạch máu của bạn, bác sĩ cảnh báo nên thay đổi càng sớm càng tốt - Ảnh 3

- Nấu ăn nhiều muối:

Thức ăn chứa nhiều muối sẽ khiến mạch máu bị phình ra và làm tổn thương mạch máu.

Không những vậy, càng ăn mặn, bạn càng có rủi ro mắc bệnh cao huyết áp và cuối cùng dẫn đến tăng bệnh tim mạch, đột quỵ và suy thận.

Đáng nói, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) người Việt Nam ăn mặn gần gấp đôi lượng muối cần thiết và là một trong nước ăn mặn nhất trên thế giới. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại nước ta chủ yếu là từ muối và các gia vị trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn.

Ăn như thế nào để bảo vệ sức khỏe tim mạch?

1. Ăn ít mỡ động vật

Thịt phải được kiểm soát chặt chẽ trong mỗi bữa ăn. Vì ngay cả phần thịt mỏng nhất cũng có thể chứa 10% và 20% mỡ động vật, chúng ta nên loại bỏ lượng mỡ thừa từ thịt và hạn chế tối đa việc ăn nhiều chất béo. Cố gắng giảm tỷ lệ thịt lợn, thịt bò và thịt cừu, và ăn nhiều thịt gà hoặc cá.

2. Giảm lượng cholesterol

Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá 3 lòng đỏ trứng mỗi ngày. Gan, thận và các cơ quan nội tạng động vật nên ăn ít hơn, vì nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol và chất béo.

Thói quen nấu nướng này đang ngấm ngầm làm tổn thương mạch máu của bạn, bác sĩ cảnh báo nên thay đổi càng sớm càng tốt - Ảnh 4

3. Chế độ ăn ít muối

Natri trong muối làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương và làm tăng huyết áp, trong khi huyết áp cao có thể gây tác động xấu đến xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành. Vì vậy, lượng muối ăn hàng ngày không được quá 5g - theo khuyến cáo của WHO.

4. Uống nhiều nước

Chúng ta không nên uống nhiều nước có gas, chỉ nên uống nước lọc, nước khoáng hoặc nước chanh hay nước lọc có tác dụng giải nhiệt, tốt cho tim.

5. Sử dụng dầu ô liu

Đây là một chất béo lành mạnh được làm từ ô liu nghiền nhuyễn. Nó rất giàu chất chống oxy hóa có lợi cho tim, với tác dụng bảo vệ các mạch máu. Nếu bạn sử dụng dầu ô liu thay thế chất béo bão hòa (như bơ), nó có thể giúp giảm nồng độ cholesterol.

Ung thư cổ tử cung đang trẻ hóa về độ tuổi mắc bệnh, số người mắc cao thứ 2 sau ung thư vú: Cảnh báo 3 hành động làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Ước tính có khoảng 500.000 bệnh nhân ung thư cổ tử cung mới trên toàn thế giới mỗi năm. Trong những năm gần đây, ung thư cổ tử cung có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi mắc bệnh và trở thành loại ung thư cao thứ hai sau ung thư vú, đe dọa sức khỏe của phụ nữ!

TIN MỚI NHẤT