Mắc ung thư ở tuổi 31, người phụ nữ thừa nhận 'tôi có 2 sai lầm mà triệu người đều mắc'

Sống khỏe 03/01/2019 05:05

Ung thư là một căn bệnh đáng sợ, có thể cướp đi sinh mạng của bạn bất kì lúc nào, mới đây cộng đồng mạng xôn xao với bức tâm thư “Tôi mắc ung thư khi 31 tuổi” của một phụ nữ và những sai lầm mà cô mắc phải.

Ở phụ nữ, ngoài nguy cơ mắc phải các căn bệnh ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng… thì ít người biết rằng các chị em cũng là đối tượng mắc bệnh ung thư tuyến giáp cao. Theo thống kê thì tỉ lệ mắc bệnh này ở nữ cao hơn nam giới từ 2-5 lần, đa số đều gặp ở những người trên 40 tuổi nhưng gần đây, căn bệnh này đã bắt đầu trẻ hóa.

Mắc ung thư ở tuổi 31, người phụ nữ thừa nhận "tôi có 2 sai lầm mà triệu người đều mắc"

Mới đây, một phụ nữ 31 tuổi, người Chiết Giang đến từ Hàng Châu, Trung Quốc, đã có chia sẻ về bệnh tình của mình qua một bức tâm thư gửi đến cộng đồng mạng. Cô đã kết hôn và có một cô con gái 5 tuổi. Trong cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ vào cuối năm ngoái, cô phát hiện mình bị ung thư tuyến giáp. Cô đã phẫu thuật và xạ trị đầu năm nay.

Mắc ung thư ở tuổi 31, người phụ nữ thừa nhận 'tôi có 2 sai lầm mà triệu người đều mắc' - Ảnh 1

Sau khi mắc ung thư, bà mẹ một con chợt nhận ra những điều sai lầm mà trước kia bản thân mắc phải đã tàn phá sức khỏe của chính mình.

"Vào tháng 10/2017, tôi đột nhiên bị khó nói trong suốt 1 tháng, tôi thậm chí không thể cười thành tiếng to. Lúc đầu, tôi nghĩ rằng do bản thân mệt mỏi. Sau đó, tôi đã đi khám và bác sĩ thông báo tôi có u tuyến giáp, khuyên tôi nên đi khám lại.

Vào ngày 15/12, siêu âm tuyến giáp của bệnh viện có kết quả. Bác sĩ nói với tôi: “Vấn đề có vẻ khá nghiêm trọng.” và chuyển tiếp kết quả cho một bác sĩ khác xem. Cô ấy nói rằng rất có thể khối u của tôi là u ác tính. Kết quả kiểm tra cuối cùng cho thấy đó chính xác là một khối u ác tính, tôi đã bị ung thư.

Tôi phải ở lại bệnh viện 5 ngày, ăn thực phẩm lỏng, uống nước cũng rất đau đớn. Tôi thích ăn rất nhiều nhưng giờ việc đó chỉ khiến tôi đau đớn và phải tránh xa đồ ăn mặn. Ngay cả khi đã ra viện, hơn 10 ngày liền tôi phải nằm nhà nghỉ ngơi.

Tại sao tôi lại bị ung thư?

Các bác sĩ nói nhiều người nghĩ rằng ung thư tuyến giáp có liên quan đến việc chúng ta ăn quá nhiều iốt, nhưng điều này không có cơ sở khoa học. Bác sĩ cũng nói rằng có thể có yếu tố di truyền, nhưng không có tiền sử ung thư trong gia đình tôi.

Họ nghĩ rằng khả năng có thể liên quan đến sự căng thẳng bởi bất cứ ai cũng có thể tiềm ẩn tế bào ung thư và nếu bạn quá mệt mỏi, có thể nó sẽ bùng phát. Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi cảm thấy có lẽ bệnh của mình liên quan đến 2 yếu tố đó là ăn uống và áp lực công việc. Đó là hai sai lầm của tôi và tôi biết có cả triệu người cũng giống như mình.

Ăn vặt ban đêm và ăn quá nhiều

Mọi người thường chỉ ăn trái cây hay sữa chua khi họ thèm ăn sau bữa tối nhưng tôi lại thích ăn những thứ “nặng đô” hơn như bánh gạo chiên, mì, thịt nướng. Và hầu như đêm nào tôi cũng ăn, kể từ năm 2011. Tôi nghĩ tham lam cũng có thể khiến bạn thân dễ mắc bệnh vì bạn sẽ chẳng thế ngủ ngon khi ăn quá no.

Ăn quá nhiều chất béo

Khi học đai học, tôi khá mập. Sau khi giảm được cân, tôi lại càng trân quý cơ hội có thể ăn. Tuy nhiên thực tế ăn mà không béo là có vấn đề, vì tôi nghĩ, cơ thể là một thể xác khép kín, chứa nhiều protein, ăn nhiều thứ như vậy, không bị tiêu chảy, lại không bị béo, điều này chứng tỏ khả năng tiêu hóa, khả năng hấp thu và khả năng bài tiết, nhất định phải có vấn đề.

Thường xuyên ăn đồ nướng

Tôi cực kỳ thích ăn thịt nướng ngoài tiệm, tôi có thể ăn rất nhiều lần mỗi tuần, mỗi tháng. Ngay cả khi ở nhà, tôi cũng sẽ tự làm thịt nướng và ăn rất nhiều.

Nghiện công việc

Tôi là người nghiện công việc và ngay cả trước khi phẫu thuật, tôi vẫn không thể trì hoãn lại công việc của mình. Tôi phẫu thuật vào ngày 11/1 nhưng đến ngày 17/1, tôi đã sử dụng điện thoại để làm việc và kiểm tra mail. Ngày 1/2, tôi đã quay trở lại công việc chỉ sau 20 ngày phẫu thuật. Lúc đó cơ thể tôi rất gầy và vẫn chưa khỏe hoàn toàn nhưng do tính chất công việc bắt buộc tôi phải ngồi vào máy tính.

Và sau khi biết bản thân bị ung thư, tôi đã quyết định phải thay đổi một số thói quen sinh hoạt của bản thân.

Đầu tiên, tôi quyết định bỏ thói quen ăn đêm. Kể từ khi xuất viện, tôi không còn tìm thức ăn vào mỗi đêm. Thứ hai, tôi quyết định để bản thân được thư giãn sau giờ làm việc, không lo lắng, không tham công tiếc việc, chỉ làm khi thấy đủ khả năng. Thứ 3, tôi quyết định sẽ hạn chế những món nướng."

Theo bác sĩ Zhao Jianqiang (bệnh viện ung thư Chiết Giang) cho biết: "Ung thư tuyến giáp có rất nhiều nguyên nhân liên quan, không phải chỉ có duy nhất một yếu tố mà nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố tác động. Ăn đêm không phải là nguyên nhân chính dẫn tới ung thư tuyến giáp, chúng có ảnh hưởng nhiều hơn tới hệ tiêu hóa. Nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư tuyến giáp là ăn quá nhiều iốt. Nói chung ở các khu vực ven biển, tỷ lệ mắc bệnh sẽ nhiều hơn. Ngoài ra một người nếu thường xuyên bị căng thẳng, rối loạn nội tiết cũng có thể có nguy cơ. Tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở phụ nữ tương đối cao vì họ thường là những người dễ bị lo lắng, áp lực hơn."

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến giáp?

Mắc ung thư ở tuổi 31, người phụ nữ thừa nhận 'tôi có 2 sai lầm mà triệu người đều mắc' - Ảnh 2

Thông thường, ung thư tuyến giáp khi mới khởi phát sẽ không có dấu hiệu và triệu chứng nào. Khi ung thư phát triển, bệnh thường lây lan đến các bộ phận gần đó và khiến bệnh nhân bị khàn tiếng, khó nuốt, sưng tuyến bạch huyết và đau cổ.

Khối U: thường do bệnh nhân hay người nhà tình cờ phát hiện ra, u to ra dần, di động theo nhịp nuốt, có thể nằm ở bất cứ vị trí nào của tuyến giáp. Thường chỉ có 1 nhân đơn độc nhưng cũng có khi có nhiều nhân và nằm ở cả hai thùy tuyến giáp.

Hạch cổ: có khi U chưa sờ thấy được nhưng đã có hạch ở cổ to. Tuy nhiên những triệu chứng sớm này khó phân biệt với một bướu lành tính, do đó khi có hạch cổ kèm theo khối U với những tính chất như trên thì luôn phải cảnh giác và tìm biện pháp chuẩn đoán xác định ung thư sớm.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư tuyến giáp?

Mắc ung thư ở tuổi 31, người phụ nữ thừa nhận 'tôi có 2 sai lầm mà triệu người đều mắc' - Ảnh 3

Phẫu thuật bao gồm cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp. Nếu toàn bộ tuyến giáp được cắt bỏ, bạn sẽ cần uống thuốc thay thế tuyến giáp suốt đời. Nếu chỉ cắt bỏ một phần, bạn cần uống hormone để ngăn chặn sự phát triển ung thư của mô giáp còn lại.

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể yêu cầu dùng i-ốt phóng xạ để điều trị sự lây lan của ung thư. Tuy nhiên, chất này có thể tiêu diệt các tế bào bình thường lẫn tế bào ung thư. Biến chứng của việc phẫu thuật bao gồm tổn thương ở dây thanh quản.

Bệnh ung thư tuyến giáp là loại ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất. Bệnh diễn tiến âm thầm, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì đa số bệnh nhân đều có cơ hội chữa khỏi bệnh và sống lâu hơn. Vì thế, nếu có bất kì triệu chứng nào bất thường trong cơ thể hãy đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Phương pháp trị ung thư đột phá nhờ tế bào "người lạ"

Chỉ bằng thao tác truyền dịch, hàng triệu bệnh nhân ung thư có thể được cứu sống, nhóm khoa học gia tại Viện Francis Crick (London, Anh) khẳng định.

TIN MỚI NHẤT