Những lí do bất ngờ khiến bạn chẳng bao giờ có được giấc ngủ ngon

Sống khỏe 10/02/2018 13:40

Phòng ngủ quá lộn xộn, ăn quá nhiều vào buổi tối hay có bệnh lý về tuyến giáp, dạ dày... là những nguyên nhân không ngờ khiến bạn chẳng bao giờ có giấc ngủ ngon.

Chúng ta đều hiểu rằng, não bộ của con người sau một ngày làm việc căng thẳng thì cần phải được nghỉ ngơi để có thời gian phục hồi cho một ngày làm việc mới vào hôm sau. Khi mất ngủ (chỉ cần một vài ngày), chúng ta có thể mắc các vấn đề rắc rối liên quan đến hệ thần kinh. Với những người ngủ ít hơn 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày có thể đối diện với nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và đột quỵ cao hơn những người bình thường đến 50%.

Chính vì thế, việc mất ngủ có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và về lâu dài, nó không tốt cho sức khỏe của bạn. Rất ít người trong chúng ta có thể ngủ thiếp đi ngay sau khi đã tắt đèn và yên vị trên giường. Và nếu bạn cũng là một trong những người như vậy thì nên xem lại những lý do gây mất ngủ mà có thể bạn sẽ không bao giờ ngờ đến đấy!

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Những lí do bất ngờ khiến bạn chẳng bao giờ có được giấc ngủ ngon - Ảnh 1

Chứng ngừng thở khi ngủ cũng là một rối loạn giấc ngủ liên quan trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Khi bị ngừng thở, khí quản bị che mất một phần hoặc hoàn toàn, dẫn đến hơi thở tạm dừng và giảm nồng độ ôxy. Tình trạng này làm cho một người có thể ngừng thở nhiều lần trong đêm - đôi khi hàng trăm lần, trong vài giây đến một phút và sau đó tỉnh giấc. Điều này khiến bạn bị thức giấc liên tục suốt đêm, không có giấc ngủ sâu, trọn vẹn.

Stress

Những lí do bất ngờ khiến bạn chẳng bao giờ có được giấc ngủ ngon - Ảnh 2

Những triệu chứng bao gồm những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng quá mức, thiếu năng lượng và đau nhức cơ thể dù không nghiêm trọng, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ rất lớn. Theo tổ chức Sleep Foundation, những mối bận tâm về công việc, trường học, gia đình có thể khiến não bộ phải hoạt động cả vào ban đêm, làm bạn khó ngủ. Rối loạn tâm lý sau chấn thương hoặc những chuyện đau buồn cũng gây căng thẳng, khiến giấc ngủ khó khăn hơn.

Thay đổi đồng hồ sinh học

Những lí do bất ngờ khiến bạn chẳng bao giờ có được giấc ngủ ngon - Ảnh 3

Nhịp sinh học ngày đêm là quan trọng nhất điều hành hoạt động trong 24 giờ của cơ thể, chi phối các quá trình sinh hóa, sinh lý, hành vi của cơ thể như ngủ, thức, ăn uống và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Thế nên, khi nhịp sinh học thay đổi chất lượng giấc ngủ cũng thay đổi theo. Ngoài ra, đi du lịch hoặc công việc làm theo ca có thể gây rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, vì thế giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng. Với những người làm việc quá nhiều vào buổi tối cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ. Điều này có thể khiến bạn mệt mỏi quá sức sau một ngày làm việc căng thẳng, làm việc buổi tối làm cho não bộ khó thư giãn và ánh sáng từ máy tính cũng khiến bạn tỉnh táo hơn.

Bệnh tuyến giáp

Những lí do bất ngờ khiến bạn chẳng bao giờ có được giấc ngủ ngon - Ảnh 4

Những ngưới có bệnh lý về tuyến giáp khiến tuyến giáp không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định cũng có thể gây mất cân bằng hormone khiến khó ngủ. Ngoài ra, các loại thuốc để điều trị dị ứng, sổ mũi thông thường, huyết áp cao, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, hen suyễn, thuốc tránh thai và trầm cảm cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trào ngược axit

Những lí do bất ngờ khiến bạn chẳng bao giờ có được giấc ngủ ngon - Ảnh 5

Tình trạng này là do axit trào ngược từ dạ dày vào thực quản của bạn dẫn đến chứng ợ nóng và có thể ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, nhiều bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm khớp, hen suyễn, đau thắt lưng... cũng là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến mất ngủ. Chúng có thể gây ra tình trạng khó chịu, đau đớn, khiến bạn khó khăn để ngủ.

Thừa mỡ bụng

Những lí do bất ngờ khiến bạn chẳng bao giờ có được giấc ngủ ngon - Ảnh 6

Khi bạn phải mang thêm một trọng lượng ở phần giữa, cơ thể của bạn phải làm việc nhiều hơn để thở khi nằm xuống, và việc này có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ. Mỡ bụng cũng có thể gây ra mức độ viêm nhiễm cao hơn trong cơ thể làm gián đoạn các đường dẫn thần kinh điều khiển giấc ngủ.

Thiếu vitamin D

Những lí do bất ngờ khiến bạn chẳng bao giờ có được giấc ngủ ngon - Ảnh 7

Thiếu vitamin D, ngoài việc có liên quan đến bệnh tim mạch, ung thư và xương yếu, còn có thể gây ảnh hưởng đế giấc ngủ. Nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard cho thấy, vitamin D dường như có ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận trong não và đóng vai trò điều khiển giấc ngủ.

Khó thở do ngạt mũi

Những lí do bất ngờ khiến bạn chẳng bao giờ có được giấc ngủ ngon - Ảnh 8

Khi mũi bị ngạt tạm thời, dù là do dị ứng theo mùa hoặc cảm lạnh thì bạn cũng có thể gặp khó khăn để thở. Các nhà nghiên cứu tại Viện Sleep and Human Health ở Albuquerque đã nghiên cứu 20 người bị chứng chứng mất ngủ mãn tính và họ nhận thấy rằng, 90% người trong số họ đã thức giấc lúc nửa đêm có các vấn đề liên quan đến hô hấp.

Phòng ngủ lộn xộn

Nếu căn phòng ngủ là một mớ với hỗn độn với quần áo, sách vở và đống giấy tờ, chắc chắn bạn sẽ khó có được giấc ngủ tử tế. Theo các chuyên gia sức khỏe, phòng ngủ phải luôn luôn sạch sẽ, thoải mái và có ánh sáng thích hợp. Không gian như vậy rất có lợi trong việc thư giãn não bộ, giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.

Có quá nhiều ánh sáng trong phòng

Những lí do bất ngờ khiến bạn chẳng bao giờ có được giấc ngủ ngon - Ảnh 9

Nếu mắt bạn bắt ánh sáng, cơ thể sẽ ức chế sản xuất hoóc-môn gây ngủ melatonin, điều này có thể gây rối loạn giấc ngủ. Hiệu ứng này áp dụng cho cả ánh sáng tự nhiên lẫn ánh sáng nhân tạo chẳng hạn như TV, ánh sáng trên đèn điện thoại di động, vì vậy tốt hơn hết là tắt tất cả các thiết bị điện tử trong phòng trước khi đi ngủ.

Bỏ bữa sáng

Bữa sáng giúp khởi động đồng hồ sinh học đếm ngược thời gian cho đến thời điểm nghỉ ngơi tiếp theo. Nếu thời gian giữa lúc tỉnh dậy và ăn không hợp lý, cơ thể của bạn sẽ tăng mức hoóc-môn gây căng thẳng cortisol.

Ăn quá nhiều vào buổi tối

Những lí do bất ngờ khiến bạn chẳng bao giờ có được giấc ngủ ngon - Ảnh 10

Nhiều người bị chứng ợ nóng, trào ngược axit và thức ăn từ dạ dày vào thực quản sau khi ăn khiến não bộ tỉnh táo, tinh thần không thư giãn để chìm vào giấc ngủ. Ăn nhẹ vào bữa tối ngoài giúp ngủ ngon còn rất tốt cho sức khỏe. Ngược lại, ăn quá nhiều lại gây khó khăn để tiêu hóa, cơ thể trở nên nặng nề, không thoải mái khi nằm và khó chìm vào giấc ngủ hơn.

Ăn uống không lành mạnh

Thức uống có cồn là một loại thuốc an thần, nó có thể làm cho bạn buồn ngủ ngay lập tức, nhưng lại gây gián đoạn giấc ngủ sau đó vào ban đêm. Caffeine là một chất kích thích giúp bạn tỉnh táo và làm việc hiệu quả vào buổi sáng, tuy nhiên, tiêu thụ caffeine quá nhiều (4 cốc hoặc nhiều hơn mỗi ngày) có thể khiến bạn mất ngủ ít nhất một vài đêm mỗi tuần. Caffeine có thể ở trong cơ thể bạn 8 tiếng, do vậy, bạn không nên tiêu thụ đồ uống, thực phẩm có chứa hợp chất này gần giờ đi ngủ. Ngoài ra, nicotin có trong thuốc lá cũng có thể khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.http://bestie.vn/2016/12/6-loai-thuc-pham-an-vao-la-bao-dam-thuc-toi-sang

Tắm vòi hoa sen hoặc nước nóng trước khi đi ngủ

Những lí do bất ngờ khiến bạn chẳng bao giờ có được giấc ngủ ngon - Ảnh 11

Ngâm nước nóng giúp bạn thư giãn và dễ ngủ thiếp đi, nhưng không phải lập tức ngay trước khi đi ngủ. Lý do là giảm nhiệt độ cơ thể là một trong những tín hiệu cơ thể gửi đi để thông báo rằng đã đến lúc bạn đi ngủ, việc ngâm nước nóng làm gián đoạn tín hiệu này. Để ngăn điều này, hãy tắm ít nhất 1,5 hay 2 tiếng đồng hồ trước khi ngủ.

Những nhận thức "sai quá sai" về sức khỏe mà con người cần thay đổi

Không ít quan niệm sai lầm phổ biến trong xã hội được nhiều người tin là thật. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng đã được chứng minh là sai.

TIN MỚI NHẤT