Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị nhiệt miệng hiệu quả ngay tại nhà!

Sống khỏe 28/09/2022 14:20

Nhiệt miệng là tình trạng viêm miệng với những tổn thương nông tại niêm mạc miệng, má trong, nướu răng hay thậm chí nhiệt miệng ở lưỡi.

Tuy nhiệt miệng không gây nguy hiểm nhưng bệnh sẽ tái phát liên tục và gây ra nhiều khó chịu, phiền toái khi mắc phải. Do đó, nắm rõ về bệnh cũng như có cách trị nhiệt miệng kịp thời là điều hết sức cần thiết.

1. Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng viêm miệng với những tổn thương nông tại niêm mạc miệng, má trong, nướu răng hay thậm chí nhiệt miệng ở lưỡi. Đây là chứng bệnh phổ biến mà ai cũng ít nhất 1 lần mắc phải trong đời. Bệnh sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong việc ăn uống, hấp thụ chất dinh dưỡng hay còn gọi là chứng kém hấp thụ. Đồng thời, gây ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp. Do đó, cần có biện pháp trị nhiệt miệng kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh. 

tri nhiet mieng anh 1
Nhiệt miệng là tình trạng viêm miệng với những tổn thương nông tại niêm mạc miệng!

Kết quả thống kê cho thấy, có đến hơn 20% dân số bị chứng bệnh này làm phiền thường xuyên. Theo chia sẻ của người bệnh, khi bị nhiệt miệng nặng, mặc dù bụng rất đói nhưng cứ ăn vào là họ lại cảm thấy đau. Do đó, họ không dám ăn. Cũng chính bởi điều này mà cơ thể mỗi ngày một trở nên suy nhược hơn. Không những vậy, nhiều người còn chẳng “mở miệng” nói được với ai câu nào trong cả ngày dài. Về lâu dài, tuyến nước bọt kém lưu thông, tạo điều kiện cho sự sinh sôi nảy nở của các vi khuẩn, vi trùng. Tình trạng nhiệt miệng kéo dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. 

2. Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng là chứng bệnh có liên quan đến môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, ký sinh trùng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic,...

Cụ thể:

- Đánh răng không đúng cách hoặc bàn chải sử dụng quá cứng dễ khiến niêm mạc lợi bị tổn thương. 

- Sức đề kháng suy giảm do mắc bệnh hoặc nguyên nhân nào đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

- Một số bệnh như sâu răng, viêm quanh răng… dễ dẫn đến nhiệt miệng.

- Những thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp thường xuyên bị áp lực, căng thẳng kéo dài.

- Thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt; , dùng nhiều thức ăn nhạy cảm như uống quá nhiều cà phê, ăn nhiều ớt và các đồ ăn cay nóng khác.

3. Triệu chứng bệnh nhiệt miệng (loét miệng)

Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị nhiệt miệng hiệu quả ngay tại nhà! - Ảnh 2
 

Hiện tượng nhiệt miệng thường xuất hiện với một hoặc nhiều vết đau, đốm đỏ hoặc vết sưng phát triển thành vết lở, loét. Chúng thường ở những vị trí như: Mặt trong của má và môi, lưỡi,  mặt trên của miệng, đáy nướu,...

Khu vực trung tâm vết loét thường có màu trắng hoặc màu vàng với kích thước nhỏ và vết loét miệng sẽ có màu xám khi bắt đầu lành.

Ngoài những triệu chứng nhiệt miệng trên, trong một số trường hợp ít gặp, các biểu hiện nhiệt miệng còn bao gồm:

  • Sốt
  • Khó chịu
  • Hạch bạch huyết sưng

Cơn đau thường biến mất sau 7 – 10 ngày. Có thể mất 1 – 3 tuần để vết loét có thể lành hoàn toàn. Loét lớn có thể mất nhiều thời gian để chữa lành hơn. Vậy nên, nếu gặp những dấu hiện này, bạn hãy tìm cách điều trị càng sớm càng tốt nhé.

4. Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng (loét miệng)

Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị nhiệt miệng hiệu quả ngay tại nhà! - Ảnh 3
 Thường xuyên bổ sung nước chính là cách phòng ngừa đơn giản và hiệu quả nhất!

Một số biện pháp giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, có thể kể đến như:

- Thực đơn ăn uống hàng ngày bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe với ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 có trong dầu oliu, dầu cá.

- Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày  nhằm cải thiện sức khỏe

- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Áp dụng các bài tập yoga, thái cực quyền, bài thiền hoặc hít thở sâu là cách giảm căng thẳng hiệu quả. Đồng thời  hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trong đó có bệnh nhiệt miệng.

- Uống ít nhất 2 lít nước lọc hàng ngày. Đây là biện pháp giúp cơ thể đủ nước và tưới mát, phòng bệnh về nhiệt đơn giản và ít tốn kém nhất.

- Hạn chế ăn những thực phẩm khô, chiên, xào dễ gây ra tình trạng thiếu hụt nước, làm cơ nhiệt tăng lên.

- Ăn nhiều trái cây có chứa nhiều vitamin C và chất xơ như cà chua, đu đủ, ổi, cam, kiwi, mâm xôi, dâu tây… Hạn chế ăn mít, sầu riêng, nhãn vì đây là các loại trái cây nhiệt đới gây nóng trong người.

5. Cách điều trị bệnh nhiệt miệng 

Nếu tình trạng nhiệt miệng ở mức không quá nghiêm trọng, có thể áp dụng một số cách trị nhiệt miệng tại nhà như:

- Thay đổi những thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày

Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị nhiệt miệng hiệu quả ngay tại nhà! - Ảnh 4
 Hạn chế ăn những đồ cay nóng!

Bạn sẽ dễ bị nhiệt miệng hoặc tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn khi có những thói quen xấu hằng ngày. Chẳng hạn việc bạn ăn cay quá nhiều, thường xuyên ăn ớt, mù tạt hay hạt tiêu, không chỉ khiến bạn dễ mắc nhiệt miệng mà các bệnh trào ngược dạ dày, đại tràng.

- Điều trị bằng thuốc tây

Để giảm đau nhanh chóng, giúp các vết lở loét nhanh khô miệng và lành, bạn nên dùng các loại thuốc thuốc bôi tại chỗ, nước súc miệng hay thuốc xịt. Một số loại tiêu biểu thường được dùng là Oracortia, Triamcinolone acetonide, Amlexanox (aphthasol), Gel lidocaine… Tuy nhiên chúng chỉ có thể giúp người bệnh có thể giải quyết được bệnh ở 1 thời điểm nhất định, giảm triệu chứng. Việc tái phát lại là điều khó tránh phải. Có thể sau vài tuần, thậm chí vài ngày sau, bệnh  sẽ quay trở lại với mức độ nặng hơn.

- Nước muối

Muối biển có đặc tính chống khuẩn và chữa lành vết thương cao nên giúp điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Cách trị nhiệt miệng bằng muối rất đơn giản.

Bạn chỉ cần cho một nhúm muối tinh pha trong cốc nước ấm. Dùng làm nước súc miệng, ngậm trong khoảng một phút rồi súc lại bằng nước ấm và lặp lại ít nhất 2 lần/ngày.

- Dùng kem đánh răng

Trong kem đánh răng có chứa thành phần giúp ngăn ngừa vi khuẩn và các bệnh răng miệng bệnh nhiệt miệng. Để chữa nhiệt miệng bằng kem đánh răng, bạn cho một ít kem đánh răng trực tiếp lên vết lở trong khoảng vài phút rồi dùng nước ấm để súc miệng lại Duy trì thực hiện liên tục mỗi ngày cho đến khi nhiệt miệng khỏi hẳn.

6. Những loại thực phẩm chữa nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng sinh ra bởi trong cơ thể bị nóng. Do đó, chỉ cần biết cách “làm mát” cơ thể thì tự khắc sẽ hết mụn nhọt trong miệng.

- Rau má

Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị nhiệt miệng hiệu quả ngay tại nhà! - Ảnh 5
 Rau má - loại rau có tác dụng thanh nhiệt vô cùng hiệu quả!

Nước ép rau má không chỉ mang đến hiệu quả giúp cơ thể thanh nhiệt, giải khát mà còn có tác dụng trị nhiệt miệng nhanh. Nguyên nhân bởi rau má chứa nhiều dưỡng chất giúp sát trùng tiêu viêm, không cho vi khuẩn lây lan trong khoang miệng, từ đó tránh tạo thành những ổ loét mới. Do đó, dù là bị nhiệt miệng hay bình thường, mỗi ngày bạn cũng nên uống 1 cốc nước ép rau má. 

- Cà chua

Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị nhiệt miệng hiệu quả ngay tại nhà! - Ảnh 6
 Cà chua với nguồn vitamin C dồi dào là lựa chọn tốt để điều trị nhiệt miệng!

Để chữa nhiệt miệng hiệu quả, bổ sung nhiều vitamin C là điều hết sức cần thiết. Nhiều người mặc định rằng vitamin C chỉ có trong các loại quả có vị chua như họ nhà cam, chanh… tuy nhiên, trong cà chua cũng chứa hàm lượng lớn vitamin C. Để tận dụng hiệu quả này, bạn có thể ăn sống hoặc uống nước ép cà chua nhiều lần mỗi ngày. Những vết loét trong miệng sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt.

- Mật ong

Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị nhiệt miệng hiệu quả ngay tại nhà! - Ảnh 7
 Mật ong cũng là phương thức chữa nhiệt miệng được nhiều người ưa chuộng!

Mật ong không những có thể được dùng để nấu ăn và làm đẹp mà còn rất thích hợp để chữa bệnh. Một trong số đó phải kể đến tác dụng trị nhiệt miệng nhanh.

Trị nhiệt miệng bằng mật ong là cách được nhiều người áp dụng mang đến hiệu quả cao. Chữa nhiệt miệng bằng mật ong có cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau: Đầu tiên, bạn dùng ngón tay trỏ hoặc bông tăm nhúng mật ong. Tiếp theo, bạn bôi mật ong trực tiếp lên vùng bị tổn thương. Trong mật ong chữa nhiều hoạt chất giúp các vết loét nhanh lành và giảm cảm giác rát khi bạn ăn, uống.

- Nước ép củ cải trắng

Củ cải trắng là loại rau ăn được nhiều người ưa thích. Không những vậy, nó có tác dụng làm mát cơ thể, chống mất nước và tái tạo các mô mới.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần gọt vỏ củ cải, ép lấy nước, lọc bỏ bã. Hòa với nước lọc để dùng làm nước súc miệng nhiều lần mỗi ngày. Với cách này,  cảm giác đau sẽ đỡ đi rất nhiều.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

- Áp dụng công thức nước súc miệng tự làm với thành phần là baking soda, nước ép lô hội và nước ấm. Súc miệng liên tục trong 10 giây, mỗi ngày một lần.

- Giảm sưng đau bằng chườm lạnh. Những viên đá nhỏ sẽ  làm dịu cơn đau và viêm hiệu quả.

- Dùng trà túi lọc để đắp vào vết thương. Trong túi trà chứa chất tanin có tác dụng làm giảm cơn đau và giảm viêm.

Với tình trạng bệnh nặng, liên tục bị loét nhiệt miệng bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng kháng sinh để điều trị.

Với những thông tin vừa được chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc nắm được tổng quan về bệnh nhiệt miệng cũng như cách phòng tránh và điều trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả nhé! Đầy để cơn đâu dai dẳng khiến bạn khó chịu và ăn mất ngon, hãy thử ngay các cách chữa đơn giản ở trên nhé!

Plank và những lưu ý về động tác mà bạn cần lưu ý để đạt được hiệu quả tốt nhất!

Plank vốn là bài tập vô cùng quen thuộc với công hiệu đốt mỡ, săn chắc cơ tuyệt vời mà không đòi hỏi quá nhiều thời gian!

TIN MỚI NHẤT