Nguyên nhân không ngờ gây nên căn bệnh gút

Sống khỏe 09/11/2017 20:13

Có những nguyên nhân không ngờ gây nên căn bệnh gút, bạn cần lưu ý để phòng tránh.

Gút là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là sự lắng đọng vi tinh thể muối urate natri tại các cơ quan trong cơ thể như: tại các khớp, tại tim, tại thận,...

Nguyên nhân không ngờ gây nên căn bệnh gút - Ảnh 1
Gút là bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric.

Vi tinh thể muối urate natri là sản phẩm của acid uric kết tủa thành khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì một lý do nào đó, hàm lượng purin trong cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa chúng thành acid uric tăng.

Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng.

Ở khớp, bệnh gút (bệnh gout) gây ra chứng viêm khớp cấp và mạn tính. Ở mô mềm, gút tạo ra các hạt tô phi. Ở thận, gút gây ra các chứng viêm thận kẽ, sỏi thận...

Không chỉ vậy, bệnh gút nếu không được điều trị kịp thời còn gây ra rất nhều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp gây tàn phế suốt đời, suy thận mạn, bệnh lý về tim mạch. Mức độ trầm trọng nhất là bệnh gút có thể gây ra là tử vong.

Tại Việt Nam, trước kia bệnh gút được coi là bệnh nhà giàu vì cho rằng chỉ những người có điều kiện, ăn uống đầy đủ, nhiều chất đạm mới có thể mắc bệnh gút. Tuy nhiên, từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 cho đến nay, bệnh gút gia tăng chóng mặt ở Việt Nam.

Những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gút:

Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do acid uric trong máu tăng cao. Chuẩn để xác định acid uric máu cao là khi đo nồng độ acid uric vượt qua giới hạn tối đa của độ hòa tan của urat trong huyết tương.

Cụ thể giới hạn tối đa mà nếu vượt qua sẽ được coi là tăng acid uric máu là 420 µmol/l đối với nam, 360 µmol/ đối với nữ.
Theo các nhà khoa học, có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh gút. Có thể chỉ ra các yếu tố nguy cơ chính như sau:

- Yếu tố giới tính: Bệnh gút thường gặp ở nam, ở Việt Nam người mắc bệnh gút có 99% là nam giới.

- Yếu tố độ tuổi: Gút thường gặp ở độ tuổi 30 - 50 ở nam giới, ở nữ giới thường gặp sau độ tuổi mãn kinh.

- Yếu tố gia đình: Yếu tố này do gen nhưng cũng có thể do những người trong gia đình có cùng 1 chế độ, thói quen sinh hoạt, ăn uống.

- Thói quen sinh hoạt: Thường gặp ở những người có thói quen uống đồ uống có cồn như bia rượu. Ngoài ra còn có thêm nhiều yếu tố khác sẽ phân tích sâu hơn ở phần dưới.

- Yếu tố sức khỏe: Bệnh gút liên quan đến 1 số căn bệnh chuyển hóa khác như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu… Bệnh gút cũng có liên hệ với bệnh béo phì. Người béo phì có nguy cơ mắc gút cao hơn bình thường 5 lần.

- Ảnh hưởng của một số loại thuốc làm giảm thải acid uric qua thận, rối loạn chuyển hóa acid uric: Thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, aspirin, thuốc chống Lao như pyrazynamid…

Bệnh gout thứ phát: acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau :

- Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.

- Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính.

- Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh.

Những thực phẩm không có lợi cho người bị gút

Trong cơ thể, acid uric được tạo thành từ ba nguồn: thoái giáng từ các chất có nhân purin do thức ăn đưa vào, thoái giáng các chất có nhân purin từ trong cơ thể và tổng hợp các purin từ con đường nội sinh.

Do đó, người có acid uric máu cao nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy...), các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, đậu... Không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt...

Cải bẹ xanh: Phương thuốc dân gian trị bệnh gút cực nhanh và hiệu quả

Cải bẹ xanh (cải đắng) là loại rau quen thuộc được nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng biết nó có thể trị bệnh gút cực nhanh và hiệu quả.

TIN MỚI NHẤT