Dù rất sạch sẽ nhưng 5 khu vực này vẫn "bốc mùi": Phải khám ngay để phòng bệnh nguy hiểm

Sống khỏe 09/02/2017 14:14

Dù bạn vệ sinh cơ thể hàng ngày rất sạch sẽ nhưng có một vài bộ phận trên cơ thể vẫn có mùi không mấy dễ chịu. Đó là lúc bạn nên đi khám để phòng một số bệnh nguy hiểm.

Dù bạn tắm gội bằng xà phòng hàng ngày, hay đánh răng với kem đánh răng cho hơi thở thơm mát nhưng cơ thể vẫn có những mùi "lạ".

Khi đó không đơn giản là bạn vệ sinh chưa sạch mà mùi hôi cơ thể còn tiết lộ vài vấn đề về sức khỏe. Thực tế, có vài căn bệnh tạo ra những mùi hương vô cùng đặc biệt, theo một nghiên cứu của Thụy Điển gần đây.

Vậy, lúc nào bạn cần phải cẩn thận với mùi cơ thể? Dưới đây là 5 loại mùi cơ thể có thể là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh nghiêm trọng mà bạn không nên bỏ qua.

Dù rất sạch sẽ nhưng 5 khu vực này vẫn 'bốc mùi': Phải khám ngay để phòng bệnh nguy hiểm - Ảnh 1

1. Hơi thở có mùi hoa quả: Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Một biến chứng của tiểu đường gọi là bệnh tiểu đường axit ketones (DKA), xảy ra khi cơ thể thiếu insulin và lượng đường trong máu cao, Robert Gabbay, Giám đốc y tế tại Trung tâm Tiểu đường Joslin thuộc Trường Y khoa Harvard (Mỹ) cho biết.

Những người bị tiểu đường tuýp 1 thường có triệu chứng này hơn những người bị tiểu đường tuýp 2.

Nguyên nhân: Cơ thể không tạo ra đủ năng lượng để thực hiện các chức năng đúng cách vì vậy nó bắt đầu sử dụng chất béo thay vì glucose để lấy năng lượng. Hậu quả là các hóa chất axit gọi là ketomes tích tụ trong máu.

Một trong những loại axit chính là acetone khiến cho hơi thở có mùi hoa quả, bác sĩ Gabbay giải thích. Có thể bạn không dễ dàng nhận ra nhưng một khi bước vào phòng khám, các bác sĩ sẽ ngửi thấy mùi đó.

Hậu quả của DKA rất nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Nó có thể gây nôn mửa, đi tiểu nhiều, khiến cơ thể mất chất lỏng trầm trọng.

DKA thường xảy ra kèm với các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường như mệt mỏi, mờ mắt và giảm cân không rõ nguyên nhân nhưng trong nhiều trường hợp, mọi người không thấy nối kết những biểu hiện này. Do đó, việc chẩn đoán bệnh luôn bị muộn.

Vì vậy, nếu có cảm giác hơi thở của mình có mùi hoa quả và cùng với đó xuất hiện các triệu chứng trên, đặc biệt là mệt mỏi, khô miệng, khó thở và đau bụng, Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyên bạn nên đi khám.

2. Mùi hôi chân: Nấm bàn chân

Hiệp hội Y khoa chuyên ngành chẩn đoán và phòng ngừa các bệnh về chân của Mỹ (APMA), nếu thấy da khô và có vảy, sưng đỏ, mụn nước ở các ngón chân, kẽ chân, bạn có thể bị nấm chân.

Bàn chân của bạn cũng phát ra mùi hôi do các vi khuẩn và nấm ăn da và ngón chân, tiến sĩ Cameron Rokhsar, bác sĩ da liễu và bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của Bệnh viện Mount Sinai ở New York (Mỹ) cho biết.

Và nếu bạn gãi ngón chân, sau đó chạm vào các bộ phận khác trên cơ thể, bạn đang vô tình lây bệnh tới vùng đó, ví dụ như bẹn hoặc nách. Và mùi hôi cũng nhanh chóng hình thành ở các khu vực đó.

Nếu bạn bỏ qua bệnh nấm chân, phần da giữa các ngón chân sẽ trở nên mềm và ẩm ướt, vi khuẩn tiếp tục "hoành hoành" và sẽ gây ra viêm mô tế bào, nhiễm trùng da và mô mềm.

3. Phân có mùi: Không dung nạp lactose

Khi ruột non không sản xuất đủ enzyme lactase, nó không thể tiêu hóa lactose, một loại đường trong các sản phẩm từ sữa, tiến sĩ Ryan Unargo, trợ lý giáo sư tại khoa tiêu hóa của Bệnh viện Mount Sinai cho biết.

Vì vậy, ruột non chuyển lactose thẳng vào đại tràng, thay vì máu. Điều này có thể gây ra đi lỏng, phân có mùi thối, đầy hơi và xì hơi cũng có mùi.

Không dung nạp lactose là chuyện khá phổ biến. Thực tế, ước tính khoảng 65% số người có vấn đề trong việc tiêu hóa sản phẩm từ sữa, theo Viện sức khỏe Quốc gia Mỹ.

Nhưng phản ứng, bao gồm đau bụng, chuột rút, tiêu chảy, nôn mửa cũng như xì hơi và phân có mùi lại khác nhau ở mỗi người, tiến sĩ Alan Aragon, chuyên gia dinh dưỡng cho biết.

Theo đó, chỉ cần tiêu thụ 12 gram lacotse, tức khoảng 250 ml sữa hoặc kem sữa, bạn sẽ trải qua các triệu chứng trên. Khi đó, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn đầy đủ về tình trạng dung nạp lacoste của mình.

4. Nước tiểu nặng mùi: Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khiến nước tiểu có mùi khai nặng và có mùi như hóa chất, tiến sĩ Jamin Brahmbhatt, bác sĩ tiết niệu của Trung tâm sức khỏe Orlando cho biết.

Điều này xảy ra sau khi vi khuẩn, chủ yếu là E.coli xâm nhập vào đường niệu đạo và tiết niệu. Sau đó, chúng phát triển ở bàng quang, gây nhiễm trùng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra với phụ nữ hơn so với đàn ông bởi vì niệu đạo của chị em thường ngắn hơn. Vì thế đàn ông lại rất hay chủ quan khi biết nước tiểu có mùi.

"Thông thường, nam giới bị nhiễm trùng nếu bàng quang bị tắc ứ", tiến sĩ Brahmbhatt giải thích.

Theo đó, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể cảnh báo những căn bệnh nghiêm trọng hơn như sỏi thận, tiểu đường hoặc tuyến tiền liệt mở rộng, vốn cần phải phẫu thuật để xử lý triệt để.

5. Hơi thở có mùi hôi: Ngưng thở khi ngủ

Nếu vào mỗi sáng, hơi thở của bạn có mùi như hoa quả thối, dù bạn vệ sinh răng miệng đều đặn và cẩn thận, bạn có thể đang đối mắt với nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ, một rối loạn khiến hơi thở bị dừng lại khi bạn ngủ.

Hiện tượng này có thể dẫn tới ngáy qúa nhiều, khiến bạn phải thở bằng miệng suốt cả đêm. Điều này làm cho miệng bị khô, một nguyên nhân gây ra hôi miệng, Tiến sĩ Raj Dasgupta, một chuyên gia về giấc ngủ tại Đại học Nam California cho biết.

Căn bệnh này cũng cho phép vi khuẩn dễ dàng sinh sôi nảy nở. Với số lượng nhiều, chúng sản sinh ra khí lưu huỳnh khiến hơi thở của bạn có mùi trứng thối.

Nếu loại trừ tất cả các nguyên nhân khiến hôi miệng, nhưng hơi thở vẫn không thơm mỗi sáng thức dậy, miệng khô, ngủ ngày và ngáy, bạn hãy đi khám bác sĩ. Khả năng cao bạn bị chứng ngưng thở khi ngủ.

Hiện tượng này có liên quan mật thiết với bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim vì vậy, bạn phải điều trị càng sớm càng tốt, tiến sĩ Dr. Dasgupta khuyến cáo.

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT