Cảnh báo: 3 người tuyệt đối không được ăn khoai tây

Sống khỏe 16/12/2017 05:30

Khoai tây rất tốt cho sức khỏe, nhưng những đối tượng dưới đây tuyệt đối không được ăn khoai tây nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tác dụng của khoai tây

Khoai tây là loại củ chứa nhiều chất dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích. Đây là loại rau củ ít calo, không có chất béo và cholestrerol, hàm lượng vitamin cao và là nguồn cung cấp kali, vitamin B6 và chất xơ thô tuyệt vời.

Bên cạnh đó chúng còn có tác dụng giảm béo và rất tốt trong việc điều trị các chứng loét dạ dày, táo bón mãn tính, ho, sốt eczema và đặc tính chữa lành da. Mặc dù là một loại củ giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng.

Cảnh báo: 3 người tuyệt đối không được ăn khoai tây - Ảnh 1

Những người không nên ăn khoai tây

Phụ nữ mang thai

Khoai tây có đặc tính chống oxi hóa và có thể giúp đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giảm huyết áp, thậm chí ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Đáng ngạc nhiên, chúng chứa rất ít calo, với một củ khoai tây cỡ trung bình chứa chỉ 110 calo. Khoai tây chứa nhiều cacbonhydrat tinh bột và ít chất đạm, nhưng đồng thời chúng cũng không chứa chất béo, tất nhiên đó là trước khi chúng được trộn cùng với bơ hay phô mai.

Tuy nhiên, cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.

Một số chuyên gia cảnh báo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với alcaloid thì chỉ cần ăn 44-250g khoai tây/ngày, liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi có thể xảy ra. Vì alcaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi.

Cảnh báo: 3 người tuyệt đối không được ăn khoai tây - Ảnh 2

Vì thế, tốt hơn phụ nữ mang thai nên ăn khoai tây điều độ. Một số thai phụ nghiện món khoai tây chiên. Mặc dù khoai tây chiên đã được xử lý ở nhiệt độ cao song các solanin chỉ có thể giảm ở mức độ nào đó.

Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. Do đó, khoai tây chiên cũng không thích hợp cho bà bầu ăn liên tục hoặc ăn nhiều.

Người mắc bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường có hàm lượng đường máu luôn cao. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm carbohydrat, đồng thời kiểm soát tốt lượng carbohydrat mà cơ thể tiêu thụ.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập trung vào những thực phẩm có tác dụng ổn định huyết áp, ổn định hàm lượng cholesterol cũng như trọng lượng cơ thể nhằm tránh những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra.

Những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý khi ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì nó có thể khiến cho đường huyết tăng cao. Chỉ nên ăn 50-60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, khoai tây có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lý do tại sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.

Cảnh báo: 3 người tuyệt đối không được ăn khoai tây - Ảnh 3

Người bị cao huyết áp không nên ăn khoai tây

Không chỉ là khoai tây chiên, khoai tây dưới mọi hình thức chế biến có thể đặt bạn vào nguy cơ của tăng huyết áp, đặc biệt là với khoai tây chiên. Sở dĩ có hiện tượng này là do bên trong thành phần của khoai tây ẩn chứa điều đối nghịch.

Khoai tây giàu potassium, loại khoáng chất giúp làm hạ huyết áp.

Nhưng mặt khác, khoai tây cũng là loại củ có chỉ số đường huyết cao (tức sau khi ăn thì đường huyết sẽ tăng lên nhanh chóng), đây chính là nguyên nhân gây huyết áp.

Những điều cần lưu ý khi ăn khoai tây

- Không ăn khoai tây mọc mầm: Trong mầm khoai tây có chứa chất solanine, sau khi ăn mầm có thể sẽ xuất hiện các biểu hiện như ngứa và nóng rát ở cổ họng, có cảm giác nóng rát hoặc đau vùng thượng vị, có thể gây nôn mửa và tiêu chảy.

Ngoài ra, nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng đau đầu chóng mặt, rồi loạn ý thức nhẹ, khó thở.

Không ăn khoai tây để lâu: Trong ẩm thực với khoai tây chú ý không nên ăn vỏ khoai tây, không nên ăn khoai tây đã để lâu, không nên ăn khoai tây để đông lạnh vì dễ gây độc đối với cơ thể con người.

Không ăn củ có vỏ màu xanh: Khi mua khoai tây, ngoài chú ý chọn những củ không giập nát, còn cần lưu ý cả những củ khoai tây có màu xanh nữa.

Chất độc solanine cũng sẽ sản sinh khi khoai tây bị bầm dập, thâm tím. Do đó, nếu củ khoai tây đã bị bị hư hại thì bạn nên loại bỏ.

Lưu ý cách loại bỏ độc tố trong khoai tây: Để hạn chế ngộ độc, tuyệt đối không ăn khoai tây mọc mầm, mềm nhũn và cỏ vỏ màu xanh.

Trước khi chết biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.

Giật mình với những điều sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn trót ăn uống quá đà vào kỳ nghỉ

Kỳ nghỉ là dịp bạn gặp gỡ gia đình, bạn bè. Những cuộc vui có thể khiến bạn ăn uống quá đà và dẫn tới hậu quả đáng tiếc.

TIN MỚI NHẤT