Trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi phải làm sao?

Nuôi dạy con 18/07/2019 10:14

Trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi là điều khó tránh khỏi thì thời tiết thay đổi, làm cho bé khó chịu, hay quấy khóc. Bố mẹ cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để bé tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị ho và nghẹt mũi là triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ mà mẹ cần phải đặc biệt chú ý. Trong đó, ho là một phản xạ bảo vệ của cơ thể, xảy ra khi đường thở có vật lạ hay dịch tiết ứ đọng nhiều. Ho sẽ giúp khai thông đường thở và cải thiện hiệu quả của hệ hô hấp khi có dị vật cản trở. Còn nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí, điều này khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn. Thông thường, trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi sẽ không quá nguy hiểm, tuy nhiên để lâu có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, bố mẹ cần nhận biết sớm triệu chứng, nguyên để tìm ra cách điều trị phụ hợp.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh bị họ chủ yếu là do thời tiết thay đổi
Trẻ sơ sinh bị họ chủ yếu là do thời tiết thay đổi

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi, nghẹt mũi là cảm lạnh hoặc cảm cúm. Đặc biệt vào lúc thời tiết lạnh hoặc thay đổi thời tiết đột ngột, trẻ sơ sinh rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp dẫn đến ho, nghẹt mũi. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, dị ứng… cũng khiến cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm, sổ mũi.

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi

Do hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu nên dễ bị ho và nghẹt mũi. Các triệu chứng trẻ bị ho và nghẹt mũi sẽ thay đổi tùy theo vào loại bệnh bé mắc phải. Tuy nhiên, những triệu chứng hay gặp nhất là ho, hắt hơi, chảy nước mũi, ngáy, hơi thở nặng nề, sốt… Ở trẻ sơ sinh đang còn bú mẹ, khi ho và ngạt mũi khiến trẻ khó bú, bú ngắt quãng, dễ bị sặc.

Trẻ bị ho thường khó chịu, hay quấy khóc
Trẻ bị ho thường khó chịu, hay quấy khóc

Trong trường hợp, trẻ sơ sinh ho và bị ngạt mũi nặng nhưng chưa biết khạc đờm ra sẽ khiến đờm khô cứng phía trong mũi, gây nên tình trạng khó thở. Điều này là nguyên nhân dẫn đến các bệnh khác như ho khan, nôn mửa, khô tím môi, viêm họng… Khi chất nhầy gây ngạt mũi chảy xuống họng, trẻ sẽ ngứa rát cổ họng và sinh ra ho đờm. Nếu làm mẹ lần đầu, khi gặp tình trạng này, các chị em thường lúng túng, lo lắng không biết trẻ sơ sinh bị ho phải làm thế nào.

Xem thêm:

- Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì để điều trị mà không cần dùng thuốc?

- Nguyên nhân và cách chữa cho trẻ sơ sinh bị ho có đờm

Trẻ sơ sinh bị ho nên làm gì?

Trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi thường không quá nghiêm trọng nhưng có thể làm bé rất khó chịu nếu bị bệnh trong một khoảng thời gian dìa. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này, mẹ hãy áp dụng những cách sau đây để chữa trị hiệu quả cho con.

Giữ ấm cho trẻ -  Việc cần làm đầu tiên

Với các trẻ đang bị ho sổ mũi, các mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ, mặc quần áo đủ ấm, đặc biệt vào đêm và gần sáng thì không để điều hòa trong phòng quá lạnh. Vào mùa đông mẹ cần giữ ấm đường hô hấp cho bé bằng khăn quàng cổ, ra ngoài trời cần mặc ấm, đeo khẩu trang kín. Nếu trẻ sơ sinh bị ho khan thì tuyệt đối không nên ra ngoài, bởi khi gặp gió tình trạng ho của trẻ trở nên nặng hơn.

Tăng cường sức khỏe cho trẻ

Cho trẻ bú nhiều để tăng cường sức khỏe
Cho trẻ bú nhiều để tăng cường sức khỏe

Trẻ nhỏ có sức đề kháng rất yếu, nhất là trẻ đang còn bú sữa mẹ. Vì thế khi trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì cũng cần chú ý. Mẹ cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng về thực phẩm để sữa giàu chất dinh dưỡng, giúp trẻ có sức khỏe tốt và hệ miễn dịch khỏe mạnh để chống lại tác nhân gây bệnh.

Hơn nữa, khi bé bị ho, sổ mũi mẹ nên cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn bình thường vì sữa mẹ có khả năng giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bé nhanh khỏi bệnh. Bên cạnh đó, việc bú sữa mẹ nhiều cũng giúp bé bổ sung lượng nước đã mất khi bị sốt cao. Nếu trẻ lớn hơn, trên 6 tháng, trong giai đoạn bị bệnh nên cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt nước hoa quả để cung cấp các vitamin thiết yếu và lượng nước cần thiết cho trẻ.

Ngoài ra, trẻ bị ho là do các bệnh lý về hệ hô hấp như: Viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm tiểu phế quản, hen phế quản... Các loại virus, tiếp theo là vi khuẩn gây bệnh rồi các tác nhân vi khuẩn điển hình như nấm... sẽ làm cho tình trạng ho trở nên nặng hơn. Vì thế, mẹ hãy đảm bảo cho trẻ sống trong môi trường thoáng đãng, được nghỉ ngơi đầy đủ giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

Sử dụng máy/dụng cụ hút mũi

Phần lớn, khi trẻ ho thường kèm theo tình trạng bị nghẹt mũi, vì thế làm bé rất khó chịu. Do đó, mẹ hãy sử dụng thêm máy hút mũi để loại bỏ chất nhầy dư thừa. Nhưng mà trước khi hút mẹ hãy dùng nước muối sinh lý nhỏ vào 2 mũi của con, chờ vài giây và đặt con nằm nghiêng sau đó mới bấm nút máy hút.

Sử dụng nước muối nhỏ mũi

Sử dụng nước muối để nhỏ mũi cho trẻ
Sử dụng nước muối để nhỏ mũi cho trẻ

Sử dụng nước muối nhỏ mũi là biện pháp giúp điều trị nghẹt mũi an toàn cho trẻ. Mẹ hãy nhỏ nước muối vào hai hốc mũi của trẻ để làm giảm chất nhầy. Mẹ chỉ nên nhỏ cho trẻ 3 lần/ngày để đem đến kết quả tốt nhất. Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh có thể thuyên giảm nhanh chóng khi sử dụng phương pháp này.

Xông hơi

 Xông hơi cũng là cách rất tốt để trị ho và nghẹt mũi cho trẻ. Hiện nay, trên thị trường bán rất nhiều loại máy xông hơi phun xương cho phòng ngủ để làm ẩm trong phòng sẽ giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi và ho ở trẻ nhỏ. Cách này còn giúp làm tăng độ ẩm không khí trong phòng rất hiệu quả.

Tắm nước ấm cho bé

Rất nhiều bà mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh bị ho có nên tắm không? Câu trả lời là “Có”. Tuy nhiên, mẹ không nên tắm nước lạnh cho trẻ mà hãy tắm bằng nước ấm. Tắm bằng nước ấm giúp khắc phục chứng ho và ngạt mũi ở trẻ sơ sinh. Khi tiếp xúc với hơi nước ấm sẽ giúp chất đờm trong mũi bé được làm loãng, mũi và họng được thông thoáng hơn.

Nếu như khi tắm mẹ cho thêm tinh dầu hoa oải hương hay tinh dầu hoa cúc vào nước tắm sẽ có công dụng rất tốt trong việc giải cảm, bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Khi nào mẹ cần đưa trẻ đi khám?

Những cách trên sẽ giúp tình trạng ho và nghẹt mũi ở trẻ nhỏ được cải thiện hiệu quả. Tuy nhiên, khi ho và nghẹt mũi, trẻ còn kèm theo một số triệu chứng sau đây, thì mẹ cần đưa bé đến bệnh viện sớm, để bác sĩ chuyên khoa khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.

+ Trẻ thường xuyên sốt cao, sốt mãi không hạ, rất có thể lúc này trẻ đã bị sốt siêu vi.

+ Chất nhầy trong mũi có màu xanh hoặc vàng, có thể trẻ đã bị viêm xoang, nhiễm khuẩn nặng.

+ Trẻ khó thở hoặc thở rất nhanh. Nếu trẻ dưới hai tuổi và thở hơn 45 lần một phút thì rất nguy hiểm, mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay.

+ Trẻ khó chịu ở tai, có nguy cơ nhiễm trùng, có thể là do ống Eustachian bị nghẹt, tạo dịch bên trong tai, dẫn đến đau tai. Nếu không chữa trị kịp trẻ có thể bị điếc.

+ Phát ban: Khi trẻ bị sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, đỏ mắt…  có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như biến chứng về viêm phổi, viêm não do virus.

Ngoài ra, trẻ bị ho, nghẹt mũi kèm theo với sưng trán, mắt, mũi hoặc má, nghẹt mũi hơn 2 tuần trở lên, khó khăn khi ăn uống hoặc biếng ăn, con quấy khóc hay có biểu hiện đau đớn… thì mẹ cũng hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám, để bác sĩ điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng với những thông tin trên đây, phần nào đã giúp các mẹ hiểu hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bị ho, cũng như có biện pháp can thiệp thời, bảo vệ tốt cho sức khỏe bé yêu.

Nhà nào cũng nên trồng sẵn một chậu cây hẹ vì những lợi ích cho sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh quá tốt thế này

Theo lương y Vũ Quốc Trung, công dụng của cây hẹ với trẻ nhỏ thể hiện rõ ở vai trò chữa được ngứa ghẻ, chín mé, nhiễm trùng da, trị giun kim mà không sợ tác dụng phụ của thuốc tân dược.

TIN MỚI NHẤT