Trần Lực bật mí chiêu dụ con trai chăm học

Nuôi dạy con 21/01/2017 00:28

Đạo diễn nổi tiếng chia sẻ bí quyết để trị chứng lười học của con, thay vì quát mắng, anh phải sốc tinh thần bé bằng các hoạt động rèn luyện thể thao.

Trần Bờm - con trai 8 tuổi của đạo diễn, diễn viên Trần Lực, là cậu bé hiếu động, lanh lợi và hài hước. Bờm được khán giả biết đến và yêu mến từ sau khi tham gia Bố ơi, mình đi đâu thế?. Tuy nhiên, đôi lúc, Bờm cũng là một cậu bé khá bướng bỉnh, lười học toán. Bố Trần Lực phải nghĩ ra nhiều cách để con trai thích học và chịu làm bài tập hơn. Dưới đây là những chia sẻ rất thực về "chàng trai thứ hai" và cách chăm sóc, dạy con của ông bố Trần Lực.

- Việc tham gia chương trình thực tế khiến Bờm trở nên nổi tiếng hơn. Điều đó ảnh hưởng tới cuộc sống của con như thế nào?

- Cháu vẫn sinh hoạt và đi học như bình thường. Tôi không bao giờ nói với Bờm rằng con là người nổi tiếng. Tôi luôn dạy cháu phải khiêm tốn. Nếu ra đường, có người hỏi han và nhìn cháu, tôi sẽ nói rằng "đó là vì người ta yêu mến con chứ không phải là hâm mộ". Tôi thích con cái phát triển một cách tự nhiên. Việc cho con tham gia chương trình cũng chỉ là để cháu có cơ hội tiếp xúc, học hỏi cũng như khám phá thế giới xung quanh. 

Bờm là một cậu bé năng động, thông minh nhưng anh từng chia sẻ cháu rất lười làm toán. Tại sao vậy?

- Bờm là cậu bé lanh lợi, không chịu ngồi yên bao giờ nên việc phải ngồi một chỗ làm hết bài này đến bài khác đôi lúc cũng làm "anh ấy" thấy chán. Ngoài ra, anh chàng lúc nào muốn thắng nên mỗi khi làm sai kết quả là lại nản chí. Cứ vậy, dần dần Bờm thấy tự ti và lười làm toán.

tran-luc-bat-mi-chieu-du-con-trai-cham-hoc

Anh thường chia sẻ những câu chuyện vui về ăn, ngủ, chơi của hội 3B trên Facebook. Anh có cách hay nào để trị chứng lười học của Bờm?

- Tôi thấy Bờm như vậy vừa thương, vừa giận. Tôi giận con vì dám giấu cô giáo, không làm bài tập toán, thương con vì Bờm đâu phải cậu bé ngang bướng, lười biếng.

Cái tuổi dở dở ương ương như Bờm, càng la mắng, càng nói dông dài đôi khi lại gặp phản ứng ngược. Con không những không nghe lời mà còn lì lợm hơn. Biết tính con thích chạy nhảy, vui đùa với bố và bạn bè nên tôi nảy ý tưởng cho con chơi bóng đá để giải tỏa căng thẳng. Những lúc học nhìn cậu chàng rõ chán chường nhưng vừa xuống sân, chơi vài đường bóng là lại sôi nổi, năng động ngay. 

Tôi thấy con vui chơi thoải mái, tinh thần thư thái và dần dần tự tin hơn. Tôi và bà xã cùng nhẹ nhàng khuyên bảo con làm bài tập toán. Sau giờ chơi vui vẻ, Bờm tự tin hơn vào bản thân và tập trung giải quyết đống bài tập cộng trừ. Tôi cũng ra "sắc lệnh", làm hết bài tập thì chơi bóng bao nhiêu cũng được. Vậy nên, anh chàng càng cố gắng làm.

- Theo anh, ở lứa tuổi cấp 1, trẻ cần nhất điều gì?

- Theo tôi, trẻ ở lứa tuổi này chỉ cần "Biết ăn, ngủ, chơi và học hành là ngoan". Biết ăn đủ chất để phát triển khỏe mạnh là điều quan trọng nhất.Biết ngủ đủ giấc, không thức quá khuya ảnh hưởng tới sức khỏe và giúp cơ thể phát triển đầy đủ.

Biết chơi - cái này thì tôi tự thêm vào. Trẻ em giờ áp lực học hành lớn không thua gì các anh chị thi đại học. Tôi chỉ mong con có một tuổi thơ đầy ắp tiếng cười, được chơi môn thể thao mà con yêu thích, học các kỹ năng sống cần thiết từ thể thao như tinh thần đồng đội, tự tin và giao tiếp tốt hơn...

Cuối cùng mới là biết học hành. Tôi chưa bao giờ coi nhẹ việc học hành. Bởi thế, tôi mới nghĩ mọi cách giúp Bờm chăm làm toán hơn. Nhưng tôi không mong con cái mình chỉ biết học và học mà bỏ qua thế giới tươi đẹp xung quanh. Tôi muốn con khám phá nhiều điều mới lạ hơn nữa không chỉ từ sách vở mà còn từ cuộc sống, thể thao.

Các cha mẹ có thể tham khảo những trò chơi vận động tại chương trình Năng động Việt Nam. Còn nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, phụ huynh nên tham khảo phần tư vấn của chuyên gia tâm lý tại đây.

Các cha mẹ có thể tham khảo những trò chơi vận động tại chương trình "Năng động Việt Nam".

Có một ông bố nổi tiếng, con anh gặp những áp lực gì?

- Thật ra, tôi không nổi tiếng thế đâu. Các con của tôi vẫn đi học và vui chơi như bao đứa trẻ khác. Kể cả khi Bờm tới với chương trình Bố ơi, mình đi đâu thế? và được mọi người chú ý nhiều hơn, cậu chàng vẫn tham dự mọi hoạt động như ngày trước. Thay đổi duy nhất là có nhiều người nhận ra Bờm hơn mà thôi. 

Lời khuyên của anh dành cho những ông bố, bà mẹ đang có con trong giai đoạn phát triển là gì?

- Hãy đặt mình là con, nhớ về ngày bé chúng ta cũng từng thích được đá bóng như thế nào, được chơi trận giả hay ô ăn quan vui vẻ ra sao... Con cái chúng ta cũng như vậy thôi. Chúng là những cô, cậu bé luôn háo hức khám phá thế giới, mong muốn được vui chơi hết mình bên cạnh những giờ học căng thẳng tại trường.

Học hành nhiều luôn tốt nhưng mong các ông bố bà mẹ đừng quá ép con học thật nhiều mà quên mất rằng con cũng cần được vui chơi, giải trí, trải nghiệm những điều mới lạ từ chính cuộc sống xung quanh. Bên cạnh đó, các phụ huynh đừng quên các hoạt động vui chơi, rèn luyện thể thao lành mạnh cũng giúp con phát triển thêm các kỹ năng sống cần thiết, là hành trang quan trọng của con trên đường đời. Chúng ta nên thiết kế cho con một thời gian biểu hợp lý giữa học và chơi thể thao để con được phát triển toàn diện nhất. 

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT