Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối các mẹ cần biết

Nuôi dạy con 18/11/2020 11:45

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối hầu như không rõ ràng, do đó các mẹ bầu thường khó biết mình bị bệnh. Cùng tìm hiểu về các dấu hiệu qua bài viết.

Nội dung bài viết

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường chiếm khoảng 3 đến 7 % các trường hợp mang bầu. Nếu phát hiện được sớm các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, bản thân người mẹ và em bé trong bụng đều có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng. Hãy cùng Phunuvagiadinh tìm hiểu chi tiết hơn về chứng bệnh này trong bài viết sau.

Dau hieu tieu duong thai ky 3 thang cuoi 1
Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối - Ảnh minh họa: Internet

Tiểu đường thai kỳ là gì? 

Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu mẹ bị tiểu đường thai kỳ, bạn cần hiểu được khái niệm tiểu đường thai kỳ là gì. Theo tổ chức WTO, tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn quá trình dung nạp glucose ở bất cứ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong khi mang thai. Bệnh thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ tuần thứ 24 tới tuần 28 của thai kỳ.

Khi mang thai, hệ nội tiết sinh sản sẽ tác động tới quá trình sản xuất insulin, làm cho cơ thể không đủ insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng. Thay vì việc chuyển tới các tế bào, lượng đường không được chuyển hóa sẽ tích tụ trong máu, gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ. Phần lớn bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong thời gian mang thai rồi biến mất sau sinh. 

Dau hieu tieu duong thai ky 3 thang cuoi 2
Phần lớn bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong thời gian mang thai rồi biến mất sau sinh - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, nếu không kiểm soát bệnh kịp thời, bệnh sẽ diễn biến trầm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ lẫn bé.

Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ?

Thông thường, tụy tạng sẽ đảm nhận nhiệm vụ sản xuất insulin giúp điều hòa lượng đường trong máu. Trong quá trình mang thai, các hormone từ nhau thai sẽ làm rối loạn quá trình sản xuất insulin. Do đó, tụy tạng phải sản xuất nhiều insulin hơn, đôi khi gấp 2 lần, xuất hiện hiện tượng kháng insulin.

Khi tụy tàng không đảm bảo sản xuất đủ insulin cần thiết, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, dẫn tới bệnh tiểu đường thai kỳ. 

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Dưới đây là một số các triệu chứng, dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu có thể gặp phải như:

  • Cảm thấy khát nước và uống nhiều hơn các mẹ bầu bình thường, có thể thức dậy giữa đêm vì khát.
Dau hieu tieu duong thai ky 3 thang cuoi 3
Mẹ bầu cảm thấy khát nước và uống nhiều hơn bình thường - Ảnh minh họa: Internet
  • Đi tiểu thường xuyên, mỗi lần tiểu ra nhiều nước hơn so với nhu cầu của những phụ nữ mang thai bình thường khác.
  • Vùng kín dễ bị nấm men, khó vệ sinh sạch sẽ hay điều trị bằng các loại kem xức/thuốc thông thường.
  • Các vết thương, trầy xước khó lành.
  • Sụt cân nhanh không rõ lý do, thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức, thiếu năng lượng.
  • Mờ mắt trong khoảng thời gian ngắn.
  • Ăn uống thiếu kiểm soát, ăn nhiều hơn so với phụ nữ mang thai bình thường vì lúc nào cũng cảm thấy đói, kể cả khi vừa ăn một lượng lớn thức ăn xong. 
Dau hieu tieu duong thai ky 3 thang cuoi 4
Mẹ bầu ăn uống thiếu kiểm soát hơn bình thường - Ảnh minh họa: Internet

Đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai

  • Tiền sử gia đình từng có người bị tiểu đường (đái tháo đường).
  • Phụ nữ mang thai trên 25 tuổi.
  • Chỉ số BMI > 30 (thừa cân, béo phì).
  • Tiền sử bản thân mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.
  • Trước đây từng sinh 1 bé nặng trên 4,1 kg hoặc có thai chết lưu không rõ lý do.

Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ là gì?

Khi cơ thể không đủ insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ

Các biến chứng thai kỳ thường gặp như tiền sản giật hoặc sản giật cao gấp 4 lần so với những người bình thường, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng,…

Dau hieu tieu duong thai ky 3 thang cuoi 5
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu - Ảnh minh họa: Internet

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

Nếu không phát hiện sớm bệnh tiểu đường thai kỳ và kiểm soát tốt nó thì các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra với thai nhi như:

  • Hội chứng hạ đường huyết: Sau sinh, tuyến tụy của bé tiếp tục sản xuất insulin nhằm đáp ứng lượng đường dư thừa trước đó. Vì vậy, lượng đường trong máu trẻ sơ sinh sẽ hạ thấp, dẫn tới tình trạng hạ đường huyết. Một vài trường hợp còn bị co giật, hôn mê và tổn thương não nếu không được phát hiện kịp thời.
Dau hieu tieu duong thai ky 3 thang cuoi 6
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi - Ảnh minh họa: Internet
  • Thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật, tử vong, thai to hoặc chậm phát triển, phổi giảm trưởng thành.
  • Béo phì: Các mẹ bị thừa cân và bị tiểu đường trước khi mang bầu, em bé sinh ra sẽ có nguy cơ béo phì cao cấp 3,5 lần so với các đứa bé khác.
  • Hội chứng suy hô hấp: xảy ra khi em bị bị sinh non và phổi chưa phát triển hết.
  • Nguy cơ bị vàng da trong 28 ngày đầu sau sinh.

Trên đây là những thông tin giúp bạn nắm rõ được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối. Hy vọng bài viết đã giúp các mẹ bầu có thêm kiến thức bổ ích, từ đó chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh hơn!

Dấu hiệu mắc tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ (TĐTK) khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Việc nắm rõ biểu hiện của bệnh là rất cần thiết vì TĐTK có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vượt cạn và thai nhi.

TIN MỚI NHẤT