Cách xử lý và “thủ phạm” khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ

Nuôi dạy con 19/04/2020 15:07

Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ chắc chắn là điều khiến các gia đình lo lắng. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này cũng như cách chữa trị.

Nội dung bài viết

Nấc cụt là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ thì đó lại là vấn đề mà mẹ không được chủ quan bỏ qua. Bởi lúc này không chỉ còn là triệu chứng thông thường mà nó báo hiệu con đang mắc phải một bệnh lý nào đó. Hiện tượng này chủ yếu xuất hiện ở các em bé dưới 3 tháng tuổi. Trẻ chưa biết biểu hiện cho bạn biết bất cứ điều gì. Vậy nên hãy thật sự chú ý đến trẻ. 

Tre so sinh hay bi nac va tro 1
Cách xử lý và “Thủ phạm” khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị nấc và nôn trớ. Một số nguyên nhân có thể kể đến như sau.

Cơ hoành của trẻ co thắt không tự chủ

Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ bị nấc và chớ. Cơ hoành bị ngắt quãng một cách đột ngột sẽ khiến cho không khí trẻ hít vào bị ngưng trệ dẫn đến hiện tượng nấc. Và việc nấc chỉ đơn giản là phản xạ để trẻ đẩy hết khí thừa trong cơ thể ra bên ngoài. 

Như vậy nếu do cơ hoành hoạt động gián đoạn khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ có sao không? Nếu chỉ là hiện tượng xuất hiện 1 lần rồi chấm dứt sau đó thì hoàn toàn rất bình thường. Nhưng nếu trẻ sơ sinh hay bị trớ do nấc thì cần phải xem xét cả nguyên nhân khác nữa.

Tre so sinh hay bi nac va tro 2
Trẻ bú bình khiến không khí vào dạ dày nhiều cũng là nguyên nhân - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ bị trào ngược dạ dày và thực quản

Tại sao trẻ sơ sinh trớ liên tục đó là do hệ tiêu hóa của con đang gặp phải vấn đề. Đây là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ. Bởi hệ tiêu hóa vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện. Việc ăn xong nằm cũng là một nguyên nhân. Thức ăn đi vào và trào ngược ra từ dạ dày, lên thực quản. 

Vòng thực quản dưới nằm giữa thực quản và dạ dày có tác dụng giữ lại thức ăn trong dạ dày để chúng không thể trào ngược lên trên. Tuy nhiên vì chúng chưa hoàn thiện nên thức ăn không được giữ lại toàn bộ. Phần thức ăn này sẽ tác động trực tiếp đến các tế bào thần kinh cũng như làm rung cơ hoành. Như vậy sẽ khiến trẻ bị nấc cụt và nôn trớ.

Tre so sinh hay bi nac va tro 3
Hãy thật nhẹ nhàng khi trẻ bị nấc và trớ - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ do hen suyễn

Trẻ bị hen suyễn cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nấc và nôn trớ. Đặc biệt là những trẻ bị hen suyễn bẩm sinh. Nếu bị hen, ống phế quản phổi của bé sẽ bị viêm như vậy sẽ hạn chế luồng không khí đi vào trong phổi khiến cho con bị thiếu hơi. Lúc này, mẹ sẽ thấy con thở khò khè. Đó là do cơ hoành bị co thắt dẫn đến tình trạng nấc cụt và nôn ở trẻ.

Tre so sinh hay bi nac va tro 4
Trẻ bị hen suyễn cũng khiến con bị nấc và chớ - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ bị dị ứng

Khi trẻ bắt đầu làm quen với sữa công thức, trẻ có thể bị dị ứng nếu như không phù hợp. Cơ địa của trẻ vô cùng nhạy cảm và không phải thành phần nào trong sữa công thức cũng phù hợp với trẻ. Trẻ có thể bị nôn, trớ khi uống, kèm theo nấc. Nặng hơn còn có tiêu chảy, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể. Vì thế mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Đa phần trẻ sơ sinh bị dị ứng với thành phần protein có trong sữa công thức. Khi mới cho trẻ làm quen với đồ ăn này, mẹ hãy cho trẻ dùng thử trước và xem phản ứng ra sao. Nếu không ổn hãy dừng lại ngay. Bởi nếu kéo dài có thể dẫn đến viêm thực quản. 

Tre so sinh hay bi nac va tro 5
Khi trẻ bị nấc, mẹ hãy massage cho con thật nhẹ nhàng - Ảnh minh họa: Internet

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ

Nếu trẻ nhà bạn hay bị nấc và trớ, hãy áp dụng những cách đơn giản sau đây để giúp trẻ thoải mái hơn:

  • Giúp trẻ ợ hơi: Để giảm cảm giác nấc thì giúp cho bé ợ hơi chính là một cách vô cùng hiệu quả. Mẹ chỉ cần lấy bàn tay vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát vào lưng của bé. Như vậy giúp thức ăn không bị trào ngược lên dạ dày và dứt cơn nấc.
  • Massage lưng: Mẹ bế bé đứng thẳng, tiếp đó lấy tay và massage nhẹ nhàng từ dưới lưng di chuyển lên trên vai. Hãy kiên trì thực hiện trong vài phút để thấy được hiệu quả của phương pháp này.
  • Thay đổi tư thế bú của trẻ: Việc trẻ bú bình quá nhanh cũng là nguyên nhân khiến cho không khí có cơ hội vào trong dạ dày quá nhiều. Vì vậy, hãy giảm tốc độ bú cho trẻ. Và sau khi trẻ đã bú no, mẹ hãy cho bé nằm yên một lúc và không để trẻ vận động mạnh.
  • Không cho trẻ bú quá no. Khi trẻ bú quá no, sữa sẽ ngưng tụ lại không tiêu hóa được. Dạ dày buộc phải dãn ra để chứa. Nó sẽ tác động đến cơ hoành khiến trẻ bị nấc.
  • Lấy tay bịt lỗ tai hoặc cánh mũi của trẻ. Chỉ cần bịt hai lỗ tai khoảng nửa phút sau đó thả ra. Hoặc bóp nhẹ cánh mũi 2 đến 3 giây và thả ra, lặp đi lặp lại khoảng 15 lần là sẽ thấy hiện tượng nấc cụt giảm hẳn.
  • Dùng đuôi lá trầu không dán lên trên trán, phần giữa 2 đầu lông mày của trẻ là mẹo dân gian giúp trẻ hết nấc cụt mà mẹ cũng có thể áp dụng.
Tre so sinh hay bi nac va tro 6
Thay đổi tư thế bú cho trẻ và  không cho trẻ bú quá no - Ảnh minh họa: Internet

Với những lời giải thích tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ cũng như một vài mẹo nhỏ để trị được dứt điểm hiện tượng này hy vọng mẹ đã biết cách xử lý nếu con yêu mắc phải.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? 

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Vậy sự thật trẻ nằm võng có ảnh hưởng gì và nếu cho trẻ nằm thì phải làm thế nào mới an toàn? 

TIN MỚI NHẤT