Trò chuyện với con về cơ thể và giúp con tự bảo vệ mình

Ngắm con yêu mỗi ngày 06/07/2019 05:00

Cẩm nang sau sẽ giúp cha mẹ trò chuyện với các bé về cơ thể của con và trang bị cho bé cách tự bảo vệ bản thân cũng như chia sẻ bí mật với cha mẹ.

Save the Children (Tổ chức Cứu trợ trẻ em) của Thụy Điển mới đây đã cho ra mắt cuốn sách “Hãy tôn trọng, đây là cơ thể tôi!” ở Việt Nam. Cuốn cẩm nang này giúp cha mẹ có thể trò chuyện với trẻ để giúp các em tự bảo vệ cơ thể mình và phần nào cung cấp cho các em kiến thức để phòng tránh nạn xâm hại tình dục. Cuốn sổ tay này đã được xuất bản bằng tiếng Thụy Điển, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập,…Và đây là lần đầu tiên, với sự phối hợp của Save the Children, Trường Đại học KHXH&NV, Đại sứ quán Thụy Điển, cuốn cẩm nang đã được xuất bản bằng tiếng Việt. Và ca sĩ Mỹ Linh đã được lựa chọn làm Đại sứ Thiện chí cho chương trình này.

Với vai trò là một người trưởng thành, chúng ta cần góp phần giúp trẻ có thêm nhận thức về bản thân và được an toàn bằng cách luôn sẵn sàng chia sẻ và đồng hành với trẻ qua các giai đoạn phát triển. Chúng ta nên thể hiện thái độ quan tâm đến trẻ từ những điều nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày trong suốt thời thơ ấu của trẻ. Dù con bạn còn nhỏ hay đã đến tuổi vị thành niên, bạn đều cần phải sử dụng ngôn ngữ và nội dung phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Làm thế nào để một đứa trẻ 3 tuổi hiểu được điều này? Sau đây là những bí quyết giúp bạn trò chuyện với trẻ ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo về cơ thể của bé và tránh bị xâm hại từ cuốn cẩm nang trên.

Trò chuyện với con về cơ thể và giúp con tự bảo vệ mình - Ảnh 1

Dạy bé nhận biết về cơ thể mình

Trẻ nhỏ thường rất hứng thú với việc tìm hiểu về bản thân và môi trường xung quanh. Các em dành phần lớn thời gian để khám phá cách mà cơ thể hoạt động, điều gì cơ thể có thể và không thể thực hiện. Thông thường, trẻ khám phá mọi thứ cùng với một người lớn bởi trẻ đang trong giai đoạn phụ thuộc vào sự trợ giúp từ bên ngoài.

Trong mọi trường hợp khi bạn chăm sóc trẻ, ví dụ khi tắm hay thay bỉm cho bé, thoa kem dưỡng da hay cho trẻ ăn, bạn có thể đưa ra những dấu hiệu khẳng định rằng cơ thể này là của riêng trẻ. Cơ thể của trẻ có giá trị riêng và bạn có thể giúp trẻ quyết định sẽ làm gì kể cả khi trẻ cần đến sự giúp đỡ của người khác.

Một cách tốt để làm được điều này là để trẻ học cách tự vệ sinh những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể càng sớm càng tốt (kể cả khi trẻ mới 1 tuổi). Đầu tiên bạn có thể hướng dẫn trẻ vệ sinh vùng kín khi tắm cho trẻ, để sau đó trẻ có thể tự làm khi tắm hay sau khi đi vệ sinh. Một cách khác là cho trẻ cùng thay tã/bỉm, và dạy trẻ tự vệ sinh thân thể sau khi đi vệ sinh càng sớm càng tốt.

Biết cách từ chối khi người khác muốn âu yếm, chạm vào người bé

Với vai trò là cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ, bạn nên lưu ý đến những đụng chạm cơ thể giữa trẻ và người khác. Chúng ta cần làm gì khi người thân, bạn bè hoặc người lại muốn âu yếm và hôn trẻ? Liệu chúng ta có vì phép lịch sự và khuyến khích những việc đó mà không quan tâm đến cảm nhận của trẻ? Đừng ép trẻ phải ôm, hôn hoặc ngồi lên đùi ai đó. Thay vì bảo trẻ: “Nào bây giờ hãy lại kia và ngồi với bà” thì bạn nên hỏi bé: “Con có muốn ngồi vào lòng bà không?” Điều này giúp trẻ hiểu rằng bé không cần phải gần gũi với ai nếu bé không thích. Điều này cũng giúp bé cảm nhận xem mình có cảm thấy ổn không và từ đó đặt ra ranh giới cho riêng mình.

Bạn có thể nói về sự quan trọng của việc lắng nghe người khác, tôn trọng những gì họ nói và mong muốn. Khi bạn nói rằng: “Không, mẹ không muốn thế, sẽ không ổn nếu con tiếp tục những điều con đang làm. Điều đó sẽ làm người khác buồn, giận thậm chí là sợ đấy.” Khi trẻ biết cách phản ứng lại với tín hiệu của người khác, trẻ cũng sẽ học được cách lắng nghe chính cảm xúc của mình và tự đặt ra những giới hạn cho bản thân.

Dạy bé nhận biết người xấu

Khi trẻ được 4-5 tuổi, chúng ta có thể dạy trẻ rằng có thể có những người xấu ở ngoài kia và họ muốn làm những “điều không đúng”. Hãy cố gắng tìm cách nói với trẻ về việc này mà không làm trẻ sợ. Bạn có thể giảng giải rằng nếu một người nào đó làm, hoặc muốn làm điều gì đó với cơ thể của bé mà bé không muốn, bé có thể nói không và bé nên nói với người lớn chuyện đã xảy ra. Vì không may, trẻ em thường là nạn nhân của những kẻ là người quen, hoặc thậm chí là người mà trẻ quý mến. Vì vậy, cần dạy trẻ rằng việc nói “Không” là điều hết sức bình thường, kể cả với những người mà trẻ yêu quý, tương tự như khi anh chị em ruột muốn chơi một trò chơi mà trẻ không muốn.

Bé nên chia sẻ mọi bí mật với cha mẹ

Trẻ nhỏ nên được dạy về sự khác biệt giữa bí mật tốt và bí mật xấu. Bí mật tốt, chẳng hạn như quà sinh nhật hay quà Giáng sinh, những thứ khiến con vui vẻ. Bí mật xấu là những điều khiến con buồn bã hoặc lo lắng. Con có thể nói ra những bí mật xấu – kể cả khi người đó nói là con không được nói. Nói về những bí mật tốt và bí mật xấu là cách giúp trẻ chia sẻ những điều không thoải mái mà ai đó không cho trẻ nói ra.

Đừng phạm phải sai lầm này nếu không muốn con cái mất tự tin khi trưởng thành

Sự tự ti trở thành chướng ngại tâm lý thường thấy ở trẻ. Do tự ti nên trẻ hay sợ sệt, nhạy cảm, thiếu tự tin, khiếm khuyết về tính cách. Thế nhưng, nguyên nhân trẻ tự ti thông thường lại là do cha mẹ gây nên.

TIN MỚI NHẤT