Lịch sử Giỗ Tổ Hùng Vương ở Đền Hùng, Phú Thọ

Đời sống 09/04/2018 09:38

Tìm hiểu về lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - một ngày lễ lớn của dân tộc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Lễ hội Đền Hùng đã có một khởi nguồn nguyên thủy, một quá trình chuyển hóa lâu dài để đi tới lễ hội Đền Hùng của ngày hôm nay. Sự chuyển biến của lễ hội Đền Hùng ấy không tách khỏi quá trình phát triển của xã hội.

Lịch sử Giỗ Tổ Hùng Vương

Lịch sử Giỗ Tổ Hùng Vương
Lịch sử Giỗ Tổ Hùng Vương. Ảnh minh họa: Internet.

Truyền thuyết kể rằng Tổ Phụ Lạc Long Quân lấy Tổ Mẫu Âu Cơ sinh ra 100 con, 50 con theo Cha xuống biển, 50 con theo Mẹ lên núi và con cả được truyền ngôi lấy hiệu là Hùng Vương. Ở Việt Nam thường nói đến Giỗ Tổ là nói đến Giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày nay, đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam.

Làng Vi và làng Trẹo mở hội Đền Hùng cùng ngày vào tháng giêng và tháng 8 (vì hai làng này đều có chung nhau một ngôi Đình Cả), còn làng Cổ Tích tổ chức hội vào các ngày từ mồng 8 tới 12 tháng 3 âm lịch, trong đó chính tế vào ngày 11 và phần tế lễ cũng có khác với làng Vi và làng Trẹo. Tới thời Hồng Đức, hội Đền Hùng được “gia ban Quốc tế”, việc mở hội và tế lễ do nhà nước chủ trì, ủy quyền cho quan đầu trấn thay mặt triều đình chủ trì, các quan viên phủ, huyện và xã đều phải có mặt.

Thời nhà Nguyễn, triều Minh Mạng, Đền Hùng không có lễ hội lớn, quốc lễ có từ thời Hồng Đức cũng bãi bỏ vì theo như Đại Nam Nhất Thống Chí chép “Miếu Hùng Vương ở trên núi xã Hy Cương, huyện Sơn Vy… Bản triều năm Minh Mạng thứ 4 (1823) rước bài vị thờ ở miếu Lịch Đại Đế Vương (do triều Nguyễn lập đế ở kinh đô Huế), còn dân sở tại cấp sắc ban cho để phụng thờ. Như vậy, vào thời Vua Minh Mạng vì đã rước bài vị về thờ tại kinh đô Huế, nên tại Đền Hùng không tổ chức Giỗ Tổ/Quốc lễ, mà chỉ cấp sắc cho người dân địa phương có trách nhiệm phụng thờ.

Hội Đền Hùng
Hội Đền Hùng. Ảnh minh họa: Internet.

Theo văn bia, tới triều Tự Đức, hội Đền Hùng mới lấy lại được ý nghĩa tôn nghiêm, quy mô toàn quốc. Từ Tự Đức, nhà Nguyễn chú ý việc trùng tu, nâng cấp Đền Hùng và phục hồi lại hình thức lễ quốc tế… Ngày lễ hội Đền Hùng cũng không phải ngày 10 tháng 3 âm lịch, theo văn bia năm Bảo Đại thứ 15 cho biết: “Trước kia hàng năm có lệ quốc tế vào mùa thu. Đến năm Khải Định thứ hai (1917) tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc tự xin bộ lễ ấn định hàng năm lấy ngày 10-3 âm lịch làm ngày lễ quốc tế tức là trước ngày Giỗ Vua Hùng thứ 18 một ngày, còn giỗ chính là ngày 11 tháng 3 do dân sở tại làm lễ Tổ”.

Nhân dân Cổ Tích được làm trưởng tạo lệ từ thời Lê Mạc, quốc tế hay địa phương tổ chức lễ hội từ đó cũng tổ chức từ ngày 8 tới 12 tháng 3 âm lịch mà chính tế là ngày 11. Từ năm 1917, ấn định hàng năm Nhà nước tổ chức quốc lễ vào ngày 10 tháng 3. Như vậy, ngày tổ chức Lễ hội Đền Hùng từ xưa là mùa thu, sau đó chính thức từ năm 1917 lịch chính hội vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch.

Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng là đỉnh cao của truyền thống đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là một hiện tượng lịch sử độc đáo hiếm có so với nhiều Quốc gia dân tộc trên thế giới.

Ý nghĩa của Lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hóa người Việt

Lễ hội Đền Hùng, hay còn gọi là lễ hội Vua Hùng, là một ngày lễ lớn đối với người dân Việt Nam. vậy thì lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa gì trong đời sống văn hóa người Việt.

TIN MỚI NHẤT