Vỡ ối trước khi nhập viện có nguy hiểm không?

Mẹ bầu 05/09/2018 13:00

Nước ối có tác dụng ngăn không cho những tác nhân bên ngoài hay các loại vi khuẩn, vi rút tấn công em bé.

Một trong những cơn ác mộng của các mẹ bầu chính là vỡ ối bất ngờ, trước khi nhập viện. Nhưng thực tế, điều này có thực sự nghiêm trọng như các mẹ vẫn thường thấy trên phim ảnh?

Nước ối là gì?

Nước ối là một loại chất lỏng màu vàng nhạt bao quanh đứa bé trong bụng mẹ. Nó được bao quanh bởi túi nước màng, mà trong đó bé sẽ thoải mái “bơi lội”.

Nước ối hoạt động như một cái gối tự nhiên cho bé. Nó cũng có tác dụng như một bộ giảm chấn khỏi những cử động và va đập mạnh bên ngoài, cho phép phổi của thai nhi được phát triển bình thường, tạo đủ không gian cho bé cử động dù bé ngày càng lớn hơn, đồng thời cân bằng nhiệt độ xung quanh bé, ngăn chặn các nguy cơ mất nhiệt.

Vỡ ối trước khi nhập viện có nguy hiểm không? - Ảnh 1
Buồng ối chính là ngôi nhà của bé trong suốt 9 tháng thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Trên hết, nó ngăn không cho những tác nhân bên ngoài hay các loại vi khuẩn, vi rút tấn công em bé.

Mẹ bầu sẽ vỡ ối khi nào?

Khi bé đã có đủ điều kiện để ra khỏi bụng mẹ, màng ối sẽ tự vỡ, gây tràn dịch ối qua cổ tử cung đến âm đạo.

Cứ 12 bà mẹ thì sẽ có một mẹ bị vỡ ối khi chuyển dạ. Tuy nhiên khác với những gì được tưởng tượng và thổi phồng trên phim ảnh, tình trạng này thực tế chỉ xảy ra khi các mẹ bắt đầu quá trình chuyển dạ. Khi màng ối bị vỡ, quá trình “xả lũ” sẽ diễn ra nhẹ nhàng hoặc dữ dội. Nhiều mẹ thường hay nhầm lẫn nước màng với nước tiểu vì tiểu són là triệu chứng phổ biến với các mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 3.

Thậm chí, nhiều mẹ bầu sẽ không vỡ ối cho đến khi sinh và bác sĩ hoặc y tá sẽ thực hiện thủ thuật bấm ối. Hy hữu hơn, nhiều trường hợp các bé sinh ra còn nằm hoàn toàn hoặc bán hoàn toàn trong bọc ối.

Vỡ ối trước khi nhập viện có nguy hiểm không? - Ảnh 2
Trong một số trường hợp hy hữu, bé sinh ra vẫn còn nằm trong bọc ối. (Ảnh minh họa)

Khi nào thì vỡ ối là nguy hiểm?

Vỡ ối non hay rò ối làm tăng tỷ lệ sinh non, tăng tỷ lệ tử vong của trẻ ở thời kỳ sinh, tỷ lệ nhiễm trùng trong tử cung và tỷ lệ nhiễm trùng sau khi sinh tăng cao. Khi ối vỡ sớm, thai nhi vẫn chưa chào đời, thì cuống rốn là con đường vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxy từ người mẹ cho thai nhi, có hai động mạch rốn và một tĩnh mạch rốn. Nếu vỡ ối trước 38 tuần, mẹ bầu nên nhập viện gấp để bác sĩ đánh giá tình hình và có biện pháp can thiệp.

Một dấu hiệu nguy hiểm khác là khi dịch ối có mùi hôi thối, chuyển màu vàng, đen hoặc có lẫn máu thì các mẹ phải đến bệnh viện ngay lập tức. Màu xanh hay đen là dấu hiệu phân su của bé đã lẫn vào nước ối, để thai nhi hít phải sẽ cực kỳ nguy hiểm.

Vỡ ối trước khi nhập viện có nguy hiểm không? - Ảnh 3
Vỡ ối là hiện tượng tự nhiên và hoàn toàn không nguy hiểm nếu mẹ đã mang bầu đủ ngày, đủ tháng. (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, vỡ ối không phải là điều gì đó quá lo ngại. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc nghi ngại gì, các mẹ có thể thoải mái trao đổi với bác sĩ của mình.

5 món ăn vặt VỪA NGON VỪA LÀNH lại chẳng lo tăng cân, MẸ BẦU có thể ăn thả ga cả ngày

Nhiều mẹ bầu vì lo lắng việc ăn vặt sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và làm cân nặng bà bầu tăng không kiểm soát nên dù thèm ăn đến mấy cũng cố gắng kìm nén. Với 5 món ăn vặt cho bà bầu dưới đây, các mẹ có thể yên tâm ăn uống mà không cần lo lắng gì hết nhé!

TIN MỚI NHẤT