Sàng lọc trước sinh – “giải mã” dị tật thai nhi

Mẹ bầu 28/03/2017 06:13

Nỗi lo sinh con dị tật trong thời buổi không khí ô nhiễm, đồ ăn chứa hóa chất độc hại là nỗi lo có thật trong các gia đình trẻ.

Tuy nhiên, với kỹ thuật sàng lọc trước sinh (NIPT), mẹ bầu có thể “giải mã” được dị tật thai nhi ngay từ khi tuổi thai còn rất nhỏ một cách an toàn.

Nỗi lo dị tật thai nhi

Theo thống kê của Trung tâm chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, hiện tỷ lệ thai nhi dị dạng ở Việt Nam là khoảng 3% (trên tổng số 1,5-1,6 triệu trẻ sơ sinh ra đời/năm), trong đó hay gặp nhất là dị tật ở hệ thống thần kinh, đầu - mặt - cổ, ngực - bụng.

Sàng lọc trước sinh – “giải mã” dị tật thai nhi - Ảnh 1

Dị tật thai nhi để lại những hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. Với sự tiến bộ của y học và nhận thức về sức khỏe của cộng đồng ngày một tăng lên, sàng lọc chẩn đoán trước sinh ngày càng trở nên thiết yếu và phổ biến nhằm giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ dị tật, tỷ lệ chậm phát triển về thể chất và trí tuệ ngay từ giai đoạn đầu đời.

Xét nghiệm bằng máu mẹ

Các phương pháp chẩn đoán trước sinh truyền thống gồm chọc hút dịch ối, sinh thiết tua rau cho độ chính xác cao nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố không an toàn như tăng nguy cơ sảy thai, rò dịch ối, chảy máu âm đạo, nhiễm trùng, … Phương pháp sàng lọc truyền thống gồm kết hợp sàng lọc huyết thanh mẹ (double test, triple test) và siêu âm vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng của thai phụ vì độ dương tính giả cao, từ đó làm tăng tỷ lệ thai phụ phải chọc ối không cần thiết.

Với những ưu điểm vượt trội của mình, phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn ngay từ tuần thứ 9 (NIPT) khắc phục được nhiều hạn chế trên. Tiến sĩ Phạm Thu Hằng – người đã từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Di truyền và Sinh học phân tử - Trung tâm Công nghệ Gen - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết: “Quá trình mang thai, trong máu người mẹ ngoài AND của bản thân còn có AND tự do của thai nhi. Thay vì chọc ối, sinh thiết rau gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi thì phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) an toàn hơn hẳn vì chỉ cần lấy 20ml máu trong tĩnh mạch người mẹ từ tuần thai thứ 9 trở đi để tiến giải trình tự AND. Kết quả này sẽ giúp các chuyên gia xác định thai nhi có hay không sự bất thường của một số nhiễm sắc thể như thường gặp như hội chứng Down, Patau, Edward, Turner, Klinerfelter, …

 “So với phương pháp truyền thống, phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm phạm thai (NIPT) cho kết quả chính xác hơn (đặc biệt đối với hội chứng Down), đồng thời làm giảm tỷ lệ các thai phụ có chỉ định chọc ối không cần thiết. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là không xâm phạm thai, có thể tiến hành sớm từ tuần thứ 9 thai kỳ trở đi”, Tiến sĩ Phạm Thu Hằng nói.

Những thai phụ nào cần thực hiện sàng lọc chẩn đoán trước sinh không xâm lấn?

Sàng lọc trước sinh – “giải mã” dị tật thai nhi - Ảnh 2

Hiện tại các bác sĩ đều khuyến cáo, không chỉ các thai phụ có tiền sử gia đình mắc các bệnh di truyền mà tất cả các phụ nữ mang thai đều cần thực hiện sàng lọc trước sinh. Tuy nhiên để lựa chọn làm phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm phạm thai (NIPT), thai phụ cần có sự tư vấn của các bác sĩ sản khoa và chuyên gia về di truyền.

Phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm phạm thai cũng được xem là lựa chọn phù hợp đối với các trường hợp có nguy cơ dị tật thai, thực hiện trước khi quyết định làm chẩn đoán trước sinh xâm lấn (chọc hút dịch ối, sinh thiết tua rau). Ngoài ra những thai phụ lớn tuổi, những gia đình có con dị tật… nên lựa chọn giải pháp NIPT từ giai đoạn sớm của thai kỳ.

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT