Những thay đổi về tâm lý ở người phụ nữ khi mang thai chồng phải biết

Mẹ bầu 04/12/2018 15:38

Phụ nữ khi mang thai rất cần được thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm đối với những thay đổi về tâm lý. Chồng và gia đình cần ở bên cạnh động viên giúp bà bầu an tâm dưỡng thai, tâm trạng luôn vui vẻ, hạnh phúc.

Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết phụ nữ khi mang thai đều thay đổi một phần tâm sinh lý. Sở dĩ tâm lý người phụ nữ khi mang thai bỗng trở nên nhạy cảm hơn, khó chiều hơn là bởi vì bên trong cơ thể họ đang có sự thay đổi nội tiết tố vô cùng lớn khiến họ không thể kiểm soát được hành vi và tâm trạng của mình.

Phụ nữ mang thai dễ bị kích động, rất nhạy cảm trong mọi chuyện và cũng cần được chồng hay người thân, bạn bè hiểu, cảm thông và chia sẻ. Tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ mà tâm lý của phụ nữ mang thai cũng có những thay đổi hay rối loạn nhất định.

Phụ nữ mang thai không tránh khỏi những thay đổi bất thường về tâm lý

Phụ nữ mang thai không tránh khỏi những thay đổi bất thường về tâm lý

Những thay đổi trong tâm lý người phụ nữ khi mang thai

Phụ nữ trong cả 9 tháng mang thai đều có thể xuất hiện những cảm xúc bất thường, khi lo lắng, hồi hộp, khi lại dễ nóng giận, lúc lại dễ bị tổn thương và xúc động. Đồng hành cùng phụ nữ mang thai, gia đình và đặc biệt là người chồng cần phải hiểu tâm lý của bà bầu để động viên kịp thời, tránh xảy ra kích động quá mức hoặc dẫn đến nguy cơ trầm cảm ở mẹ bầu.

Tâm lý phụ nữ mang thai trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên

Trong 3 tháng đầu tiên, phụ nữ mang thai có những thay đổi tâm lý rõ rệt nhất bởi cơ thể đột ngột thay đổi và chưa kịp làm quen với việc mang thai. Mẹ bầu không chỉ vui mừng mà còn xen lẫn sự lo lắng, kèm theo sự mệt mỏi về thể chất có thể khiến cho tâm lý mẹ bầu thời điểm này dễ cáu giận hơn bao giờ hết.

Có thể trong nhiều trường hợp, phụ nữ mang thai thời điểm 3 tháng đầu tiên bỗng ăn nhiều hơn hoặc đột ngột chán ăn vì thai nghén. Chế độ ăn uống, khẩu phần ăn cũng thay đổi tùy tâm trạng và có những món ăn đột nhiên trở thành đồ ăn yêu thích của mẹ bầu.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thường khá nhạy cảm và dễ xúc động

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thường khá nhạy cảm và dễ xúc động

Mang thai 3 tháng đầu tiên, bà bầu cũng trở nên nhạy cảm hơn với những mùi lạ. Do đó, nếu các ông chồng có “trót” đi nhậu bên ngoài về thì đừng để quá chén khiến vợ khó chịu. Với các gia đình nuôi chó, mèo thì cũng cần giữ vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho bà bầu, tránh việc bà bầu vô cớ nóng giận và tức tối.

Tâm lý bà bầu vào giữa thai kỳ

Khi mang thai 3 tháng giữa, tâm sinh lý của phụ nữ mang thai dần ổn định hơn, nhưng vẫn có những thay đổi bất ngờ. Giai đoạn này, mẹ bầu dần có những suy nghĩ về trách nhiệm và bản năng làm mẹ trỗi dậy. Đó là lý do mà phụ nữ mang thai giai đoạn này bắt đầu trở nên thân thiết hơn với em bé trong bụng, thường xuyên trò chuyện và vỗ về thai nhi.

Đây là thời điểm phụ nữ mang thai cần nhất sự sẻ chia và tình yêu thương từ chồng, để mẹ bầu thấy hạnh phúc khi có một sinh linh bé nhỏ đang dần lớn lên trong bụng. Bởi vậy, các ông bố nên lưu ý cùng vợ thai giáo cho trẻ từ những tháng này và luôn gắn bó, chăm sóc vợ để cô ấy không tủi thân.

Tâm lý người phụ nữ mang thai 3 tháng cuối

Phụ nữ mang thai tam cá nguyệt cuối cùng lại một lần nữa có thể phải đối mặt với những thay đổi tâm lý rõ rệt khác. Mẹ bầu giai đoạn này phải chịu đựng sức nặng đè nén của thai nhi, thường xuyên khó chịu và di chuyển nặng nề.

Bà bầu mang thai 3 tháng cuối trở nên tự ti hơn bao giờ hết vì diện mạo có thể trở nên xấu xí, thân hình quá khổ và trở nên chậm chạp. Thời kỳ này, phụ nữ mang thai rất dễ cảm thấy cô đơn và có thể bị trầm cảm. Do vậy, việc cần làm của chồng và gia đình, bạn bè là thường xuyên ở bên cạnh sẻ chia, động viên giúp mẹ bầu có một tinh thần thoải mái nhất chuẩn bị sinh em bé.

Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối dễ cảm thấy cô đơn và trầm cảm

Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối dễ cảm thấy cô đơn và trầm cảm

Cách ổn định tâm lý cho phụ nữ mang thai

Ngoài việc nhường nhịn và chia sẻ, động viên thì bà bầu cũng cần những liệu pháp khác giúp tâm lý ổn định và thoải mái hơn trong suốt thời kỳ mang thai. Việc hữu ích nhất để phụ nữ mang thai duy trì một sức khỏe và tâm trạng tốt là khuyến khích bà bầu tập luyện yoga mỗi ngày.

Bên cạnh đó, gia đình cũng nên quan tâm đồng hành cùng mẹ bầu trong các hoạt động thường ngày như đọc sách, nghe nhạc, bơi lội, đi dạo hay tham gia các buổi dã ngoại cuối tuần vui vẻ giải tỏa căng thẳng. Mẹ bầu không nên cả ngày ở nhà mà có thể tới các câu lạc bộ có các bà bầu khác để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hữu ích.

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh có chồng và cả gia đình cùng tham gia sẽ giúp mẹ bầu bớt đi những cảm xúc tiêu cực, cố gắng cải thiện tâm trạng tốt hơn để em bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện nhất. Điều quan trọng là dù mẹ bầu có làm bất cứ việc gì, cũng luôn cần có chồng ở bên chăm sóc, chia sẻ để tâm trạng luôn vui vẻ và suy nghĩ tích cực hơn.

Tiến sĩ tâm lý chỉ rõ 9 sai lầm bố mẹ đẩy con vào vòng nguy hiểm

TS. Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội đã chỉ rõ những sai lầm của bố mẹ đã vô tình đẩy con vào vòng nguy hiểm.

TIN MỚI NHẤT