Ngày rụng trứng là ngày nào?

Mẹ bầu 13/07/2018 13:15

Có thể bạn đã nghe nhiều đến khái niệm rụng trứng nhưng để xác định ngày rụng trứng là ngày nào thì không phải chị em nào cũng dám khẳng định chắc chắn.

Vì sao chúng ta không thể nói chính xác 100% ngày rụng trứng của mình, hãy cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến rụng trứng để biết rằng sức khỏe sinh sản của chị em chúng mình quan trọng biết nhường nào và cũng có nhiều điều thú vị lắm đấy.

Rụng trứng là gì?

Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ chỉ có 1 hoặc 2 trứng được phóng thích khỏi buồng trứng. Sau khi rụng, trứng đi vào ống dẫn trứng và chờ gặp được tinh trùng. Nếu trứng gặp được tinh trùng sẽ dẫn tới quá trình thụ tinh. Trứng chỉ sống được 12-48 giờ, sau khoảng thời gian này, nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết.  Khoảng 14 ngày tiếp theo, lớp niêm mạc tử cung sẽ bắt đầu đào thải và chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu.

Cách xác định ngày rụng trứng

Ngày rụng trứng là ngày nào? - Ảnh 1
Mỗi chu kỳ, chỉ có 1-2 trứng rụng, thời gian sống của trứng cũng rất ngắn, nếu không gặp được tinh trùng để thụ tinh, trứng sẽ chết. (Ảnh minh họa)

Để trả lời cho câu hỏi “Ngày rụng trứng là ngày nào?”, thì có hai cách chính xác định ngày rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ, đó là:

* Dựa theo chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày bắt đầu thấy máu kinh của tháng này cho đến khi thấy máu kinh xuất hiện của tháng tiếp theo. Tùy từng cơ địa của mỗi người phụ nữ, một kỳ kinh thường kéo dài 28, 29, 30 hoặc 31 ngày. Một số ít trường hợp chu kỳ kinh lên đến 40 ngày.

Thực tế, việc xác định chính xác thời điểm trứng rụng không hề đơn giản và luôn có những sai lệch. Tuy nhiên, chị em có thể tự tính khoảng thời gian mình dễ mang thai nhất trong chu kỳ kinh. Tức là khoảng thời gian trứng rụng, phương pháp này có thể áp dụng cho người phụ nữ có kinh nguyệt ổn định. Cụ thể là, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày, ngày rụng trứng thường nằm trong ngày thứ 12-16 của chu kỳ. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt dài 30-40 ngày, ngày rụng trứng có thể rơi vào ngày thứ 15-20 của chu kỳ hoặc muộn hơn chút ít.

* Dựa vào các dấu hiệu sinh lý của cơ thể

Ngày rụng trứng là ngày nào? - Ảnh 2
Dịch âm đạo trong những ngày sắp rụng trứng thường có độ kết dính đặc hơn bình thường. (ảnh minh họa)

- Đặc điểm dịch âm đạo

Trước khi trứng rụng 1-2 ngày, vùng kín của chị em có thể trở nên ẩm ướt hơn thường ngày vì lượng dịch tiết ra khá nhiều. Đặc điểm của chất dịch này thường trong, loãng nhưng có độ co giãn hơn. Chị em có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày hoặc thay quần lót thường xuyên để vùng kín khô thoáng, tránh viêm nhiễm.

- Đau bụng dưới

Theo thống kê, cứ 5 người phụ nữ lại có 1 người thấy đau bụng dưới trong ngày rụng trứng. Nguyên nhân là do các nang trứng trong buồng trứng vỡ ra để phóng thích trứng hoặc sự co thắt vòi trứng để đẩy trứng di chuyển xuống tử cung.

- Nhiệt độ cơ thể tăng

Nếu bạn là người tinh ý và theo dõi tình trạng sức khỏe cơ thể thường xuyên, bạn sẽ thấy trong có khoảng vài ngày trong chu kỳ kinh nguyệt của mình, nhiệt độ cơ thể tăng lên một chút. Điều này là do sự thay đổi của các hormone trong cơ thể trong ngày rụng trứng.

Một số chị em đã theo dõi thân nhiệt hàng ngày trong nhiều tháng liên tục, vào một giờ nhất định để xác định ngày rụng trứng của bản thân.

- Ham muốn tình dục tăng

Ngày rụng trứng là ngày nào? - Ảnh 3
Cảm xúc yêu của người phụ nữ trong khoảng thời gian rụng trứng thường tốt nhất. (Ảnh minh họa) 

Trong những ngày trứng rụng, chị em phụ nữ sẽ xuất hiện nhiều khoái cảm tình dục hơn. Nếu quan hệ tình dục an toàn trong những ngày này, chị em sẽ có sự “thăng hoa” viên mãn trong mỗi cuộc yêu, từ đó cơ hội thụ thai cũng cao hơn. Hiện tượng này thường gặp trước hoặc trong ngày rụng trứng, do lượng hormone progesterone tăng, thúc đẩy ham muốn của chị em.

- Chuột rút

Khoảng 90% phụ nữ bị chuột rút trước ngày kinh nguyệt của mình. Điều này cho biết, bạn đang trong thời kỳ rụng trứng.

Bà bầu bị chảy máu chân răng: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị

Có khoảng 50% bà bầu bị chảy máu chân răng trong thai kỳ. Chị em cần tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị hội chứng này để không ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt thường ngày.

TIN MỚI NHẤT