Mẹ bầu làm ngay 4 việc này sẽ không sợ THAI NHI bị DÂY RỐN QUẤN CỔ

Sức khỏe mẹ bầu 27/12/2017 04:23

Hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ là nỗi lo lắng của rất nhiều người, vậy thai nhi bị dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không? Và phải làm gì khi gặp tình trạng này?

Hiện tượng tràng hoa quấn cổ là gì?

Tràng hoa quấn cổ là cách gọi mỹ miều của dân gian về hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ của thai nhi trong các giai đoạn của thai kỳ.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự "hiếu động” của bé trong những tháng cuối của thai kỳ với việc cử động và thay đổi vị trí thường xuyên có thể khiến dây rốn bị cuộn lại quấn quanh người, thường gặp là quanh cổ. Hiện tượng này gặp khá phổ biến nhưng đa phần là không nguy hiểm nếu được theo dõi và can thiệp kịp thời trong quá trình mang thai và sinh nở. Tuy nhiên cũng có một tỷ lệ nhỏ các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi nên thai phụ cần biết nên làm gì để có thể yên tâm hơn về vấn đề này.

Trong quá trình hoạt động liên tục em bé có thể vô tình quấn dây rốn quanh cổ mình.

Mẹ bầu làm ngay 4 việc này sẽ không sợ THAI NHI bị DÂY RỐN QUẤN CỔ - Ảnh 1

Phát hiện sớm tràng hoa quấn cổ bằng cách nào?

Siêu âm thai nhi là cách chính xác nhất để nhận biết vấn đề này. Khi siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện dễ dàng tràng hoa quấn cổ. Nếu thấy phía sau cổ bé có vết đè hình chữ V là bị quấn 1 vòng, hình chữ W là bị quấn 2 vòng…

Mặc dù có một số ít trường hợp phát hiện tràng hoa quấn cổ từ tháng thứ 5–6 của thai kỳ nhưng 3 tháng cuối thai kỳ mới là giai đoạn thường gặp nhất. Vì vậy, theo dõi hiện tượng thai máy từ tuần thứ 30 trở đi có thể giúp mẹ bầu nghi ngờ và đề nghị kiểm tra kỹ hơn lúc siêu âm. Tràng hoa quấn cổ có thể làm cho thai nhi đạp nhiều bất thường (giãy dụa) hoặc yếu bất thường do thiếu ôxy, do bé tự tìm cách tháo gỡ hoặc đơn giản là muốn cảnh báo nguy cơ cho mẹ biết.

Tràng hoa quấn cổ  -  mẹ bầu nên giữ tâm lý tốt

Mẹ bầu làm ngay 4 việc này sẽ không sợ THAI NHI bị DÂY RỐN QUẤN CỔ - Ảnh 2

Bởi vì tràng hoa quấn cổ hầu hết đều không gây nguy hiểm cho thai nhi và mẹ bầu có thể sinh thường. Ngoài việc tránh cảm giác lo lắng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé thì thai phụ cần tránh tâm lý chủ quan theo lời đồn đại trong dân gian. Quan niệm dân gian cho rằng tràng hoa quấn cổ là dấu hiệu sẽ sinh con thông minh là không có cơ sở khoa học. Để đảm bảo tránh tối đa biến cố dù nhỏ nhất, mẹ bầu cần đảm bảo chế độ ăn uống, vận động và sinh hoạt điều độ trong suốt thai kỳ và lưu ý nhiều hơn đến những dấu hiệu cử động của thai nhi để yêu cầu can thiệp y tế kịp thời.

Phòng ngừa hiện tượng tràng hoa quấn cổ

1. Tránh xoa bụng mạnh, liên tục

Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng thường có thói quen chạm vào bụng, xoa nắn để giao tiếp với con. Tuy nhiên, khi đến những tháng cuối thai kỳ, khi bé đã “quen” và phản ứng lại với tác động của mẹ thì mẹ không nên xoa bụng nhiều và mạnh vì bé có thể bị kích thích, chuyển động nhiều khiến dây rốn rối, xoắn lại hoặc quấn vào người.

2. Tránh lao động nặng, hoạt động mạnh

Những hành động cần đến thể lực lớn hoặc biên độ chuyển động nhiều không chỉ khiến mẹ bầu nhanh mệt mỏi, căng cơ, gây áp lực lên thắt lưng mà còn có thể khiến bé bị dây rốn quấn cổ.

Chính vì vậy, trước khi tập luyện thể dục, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ, thảo luận để tìm ra phương án tập thích hợp nhất với tình trạng của bản thân.

3. Tránh ngủ muộn

Mất ngủ, khó ngủ khi mang thai là vấn đề chung của không ít chị em phụ nữ. Mẹ ngủ muộn không chỉ làm tăng áp lực lên thể chất và tâm lý của bản thân mà còn ảnh hưởng đến đồng hộ sinh học của bé, khiến bé hoạt động tích cực hơn.

Do đó, các bà mẹ mang thai phải chú ý đến việc duy trì thói quen đều đặn ngủ 8-9 giờ mỗi đêm và ngủ sớm trước 10 giờ.

Mẹ bầu làm ngay 4 việc này sẽ không sợ THAI NHI bị DÂY RỐN QUẤN CỔ - Ảnh 3

4. Tránh tư thế ngủ sai

Không chỉ thời gian mà cả tư thế ngủ của mẹ cũng có thể ảnh hưởng khá nhiều đớn thai nhi.

Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu được các nhà khoa học công nhân là tư thế nằm nghiêng bên trái. bà bầu nằm nghiêng trái sẽ giúp giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.

Ngoài việc chú ý đến tư thế nằm, bà bầu không nên nằm giường cứng, kê đầu quá cao và mặc đồ chật chội. Có như vậy mới tạo ra sự thoải mái cho bà bầu và thai nhi, giúp 2 mẹ con có giấc ngủ ngon.

Một số thắc mắc thường gặp của mẹ bầu về hiện tượng dây rốn quấn cổ

1. Nguyên nhân nào khiến dây rốn quấn quanh cổ bé?

Nguyên chủ quan có thể do bé cử động nhiều trong bụng mẹ. Còn khách quan thì có 1 số nguyên nhân như: Cấu tạo tế bào gốc thành mạch rốn không đủ, cấu trúc dây rốn yếu, quá nhiều nước ối, dây rốn dài bất thường, thai đôi hoặc đa thai.

2. Liệu có nguy cơ nào liên quan đến dây rốn quấn cổ không?

Ngoài việc làm cho mẹ bầu thêm lo lắng thì hầu như dây rốn không gây biến chứng gì đến mẹ và bé. Khi siêu âm thai, bác sĩ sẽ phát hiện được bé có bị dây rốn quấn cổ hay không và theo dõi chặt chẽ cho đến khi mẹ cượt cạn thành công. Chỉ có 1 số trường hợp hiếm gặp dây rốn quấn cổ gây nguy hiểm cho em bé khi dây quấn chặt, nhiều vòng thì có thể khiến em bé bị thiếu oxy, giảm nhịp tim trong lúc sinh. Điều quan trọng là mẹ cần theo dõi trong suốt thai kì, nếu cần bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn.

3. Thai nhi bị dây rốn quấn cổ thì mẹ có thể sinh thường hay không?

Câu trả lời là mẹ vẫn có thể sinh thường. Trong trường hợp dây rốn thực sự gây nguy hiểm cho thai nhi thì mới cần sử dụng phương pháp sinh mổ.

Làm 4 việc này, mẹ sẽ không lo thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Hiện tượng bé bị dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ là nỗi lo lắng của không ít mẹ bầu.

TIN MỚI NHẤT