8 việc một ông chồng thương vợ nên làm khi vợ MANG THAI

Mẹ bầu 20/12/2017 04:26

Trong thời gian mang thai các mẹ bầu vô cùng nhạy cảm, nếu là một ông chồng thương vợ nhất định phải làm những việc này khi vợ mang bầu nhé!

Trong thời kỳ mang thai, dù mẹ bầu chưa cảm thấy mệt mỏi, nặng nề đến mức phải nằm một chỗ nghỉ ngơi nhưng cũng không nên làm 6 công việc nhà dưới đây.

Tình cảm với vợ

Hâm nóng tình yêu vợ chồng là 1 trong những điều thú vị mà những người chồng có thể làm. Vợ bạn sẽ tặng bạn món quà rất lớn trong 9 tháng tới, cũng sẽ là người mang nặng đẻ đau con của bạn, bởi vậy không có lý do gì để bạn không đền đáp cho cô ấy. Một chút âm nhạc lãng mạn, những nụ hôn, những câu chuyện kể cho nhau nghe,… sẽ giúp cô ấy cảm nhận được tình cảm, sự quan tâm của chồng.

Tập mát-xa lưng

Đây là thời gian người chồng nên thực hành cách mát-xa lưng – 1 kỹ năng sẽ rất hữu ích trong những tháng tới, khi vợ bắt đầu “nặng nề” hơn và dễ bị đau mỏi lưng hơn. Bạn có thể dùng dầu mát-xa để xoa lên lưng cho vợ. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại ít mùi vì nhiều bà bầu sẽ bị nhạy cảm với các loại mùi hương.

8 việc một ông chồng thương vợ nên làm khi vợ MANG THAI - Ảnh 1

Kể từ khi mang thai với rất nhiều thay đổi trong cơ thể, vợ có thể sẽ cáu gắt với bạn. Nhưng hãy nhớ rằng, điều đó không phải vì cô ấy phản đối, tức giận bạn mà chỉ đơn giản do cô ấy đang phản ứng với những thay đổi trong cơ thể của mình.

Đọc sách về quá trình sinh con

Mặc dù bạn không phải là người sinh con nhưng bạn cần phải biết những gì mà vợ mình phải chịu đựng khi sinh con. Chỉ khi đó, bạn mới có thể đồng cảm với cô ấy và trở thành chỗ dựa vững chắc cho vợ.

Đáp ứng cơn thèm ăn của vợ

Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, các bà bầu thường phải đối diện với những cơn ốm nghén khổ sở. Cô ấy có thể ăn rất nhiều, thường xuyên nôn ói khi ngửi thấy mùi thức ăn hoặc thích ăn một món ăn nào đó. Và cô ấy có thể thèm ăn bất cứ lúc nào trong ngày, ngay cả khi bạn đang say giấc nồng.

 
Do đó, điều mà một người chồng tâm lý nên làm lúc này là hãy cố gắng đáp ứng nhu cầu thèm ăn của cô ấy mọi lúc. Ngoài ra bạn cũng có thể mua cho cô ấy nhiều đồ ăn vặt, để sẵn đồ ăn trong tủ lạnh để cô ấy có thể ăn bất cứ lúc nào.

Tham dự các lớp học tiền sản cùng vợ

Tham dự lớp học tiền sản cùng vợ không chỉ giúp bạn vợ cảm thấy vui vẻ mà hạnh phúc mà nó còn giúp bạn trở thành một người cha tốt. Những lời khuyên được đưa ra trong các buổi học sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc chăm sóc bé sau này như thay tã cho bé, cách xử lý khi bé bị nôn trớ... Việc cùng nhau học để chuẩn bị cho con yêu chào đời cũng là một biện pháp tuyệt vời để thắp lửa yêu thương cho gia đình bạn. Đây là cơ hội tốt để các ông chồng có thể thấu hiểu và chia sẻ cùng với người bạn đời của mình.

Lau dọn nhà bằng hóa chất

Các sản phẩm như thuốc chống muỗi, thuốc tẩy rửa đều chứa những chất độc hại không tốt cho mẹ bầu và bé. Nếu không thể nhờ người nhà làm đỡ thì mẹ bầu có thể dùng những loại chất tẩy rửa lành tính thay thế, ví dụ như giấm, baking soda, chanh,...

Vệ sinh cho vật nuôi

Thay chậu vệ sinh của mèo hoặc dọn dẹp con chó có thể khiến bạn bị nhiễm ký sinh trùng và vi trùng. Nguy cơ lớn nhất đối với thai nhi là sán, một bệnh nhiễm trùng lây truyền bởi một ký sinh trùng sống trong phân mèo. Nếu phải chăm sóc cho vật nuôi trong gia đình, mẹ nên đeo găng tay và khẩu trang kĩ càng. Tuy nhiên, tốt nhất thì công việc này nên được chuyển giao cho một người khác.

Mang vác đồ nặng

Một trong những vấn đề cần tránh khác chính là mang vác vật nặng, bê đồ cần dùng nhiều sức. Khi bụng bầu lớn dần, mẹ bê đồ sẽ gây áp lực lớn lên phần lưng và có thể gây chấn thương lưng. Ngoài ra, bê đồ nặng cũng rất nguy hiểm, có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào.

Lau cửa sổ, quạt trần, tháo rèm cửa

Những công việc nhà đòi hỏi phải leo lên thang hoặc đứng trên ghế cao cũng cần bị liệt vào "danh sách đen". Phụ nữ mang thai, cơ thể không chỉ yếu hơn mà còn nặng cân và kém linh hoạt hơn, thêm vào đó là trọng tâm cơ thể đã thay đổi rõ rệt khi chiếc bụng bầu lớn dần nên rất dễ bị ngã mà ảnh hưởng của những tai nạn này lại cực kỳ lớn.

Hội chứng "ống cổ tay" ở phụ nữ mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Khi mang thai, nhiều chị em thường cảm thấy đau tức, khó chịu ở phần cổ tay. Vậy đây là hiện tượng gì và phải khắc phục thế nào?

TIN MỚI NHẤT