Những dấu hiệu cho thấy tóc bạn đang gặp "nguy hiểm" cần được giúp đỡ

Làm đẹp 26/02/2017 01:23

Để có được mái tóc chắc khỏe và hạn chế rụng tóc, bạn nên biết cách nhận biết khi tóc yếu để có cách chăm sóc tốt nhất.

Mái tóc suôn mượt, óng ả luôn là niềm ao ước của các cô gái bởi không chỉ đẹp, mái tóc còn phần nào phản ánh sức khỏe của mỗi người nữa. Tuy nhiên, tóc hư tổn là điều không thể tránh khỏi khi ngày nay chúng ta phải tiếp xúc với quá nhiều khói bụi, thuốc nhuộm, tạo kiểu tóc, nhiệt cũng như chăm sóc tóc không đúng cách.

Cách kiểm tra độ chắc khỏe của tóc

bestie cach cham soc toc 1

 

1. Đơn giản nhất, bạn có thể dùng một chén nước để kiểm tra. Lưu ý rằng nên chuẩn bị chén nước có nhiệt độ bình thường, không nóng cũng không lạnh bạn nhé.

Đầu tiên, thả khoảng 2 đến 3 sợi tóc vào chén nước rồi quan sát. Nếu sợi tóc nổi trên mặt nước thì tóc bạn còn khỏe mạnh, nhưng nếu chìm xuống dưới nước thì tóc bạn đã khô và xốp rỗng. Càng chìm sâu thì tóc càng xốp, thiếu độ ẩm, nguyên nhân xuất phát từ việc tóc phải chịu nhiệt độ cao từ những lần tạo kiểu tóc, dùng dầu gội không phù hợp hay nhuộm tóc. Với trường hợp này, bạn chỉ cần đắp mặt nạ cho tóc để cung cấp độ ẩm, phục hồi tóc, hoặc dùng những sản phẩm dưỡng để mái tóc bóng mượt trở lại.

2. Để biết xem tóc mình yếu hay khỏe, hãy thử kiểm tra bằng cách “giật tóc”.

Bước 1: Nắm một sợi tóc phía trên tai bạn khoảng 15 hay 20 sợi giữa ngón cái và ngón trỏ. Nhớ nắm sát chân tóc nhé.

Bước 2: Giữ sợi tóc bằng ngón trỏ và ngón cái sau đó xoắn sợi tóc lại

Bước 3: Kéo căng sợi tóc khoảng 5s rồi thả ra.

- Nếu tóc bạn đứt gãy trước khi thực hiện đủ các bước: tóc quá yếu.

- Nếu tóc bạn phục hồi lại tình trạng cũ sau khi kéo căng: tóc chắc khỏe.

- Nếu tóc bạn không thể trở lại tình trạng cũ (bị xoăn đối với tóc thẳng và bị đơ, thẳng đối với tóc xoăn): tóc yếu.

Nhận biết các mức độ hư tổn

bestie cach cham soc toc 2

 

Tóc hư tổn ở mức độ 1:

- Tóc hơi khô, thiếu độ bóng, khi vuốt ngược sợi tóc có cảm giác hơi ráp.

- Tần suất làm đẹp tóc: Thường uốn hoặc nhuộm từ 1-2 lần/năm.

Tóc hư tổn ở mức độ 2:

- Tóc mất độ bóng, sờ vào cảm giác rất khô và vuốt sợi tóc theo chiều nào cũng thấy ráp.

- Tóc bị rối và gây tiếng động nhỏ khi gội, cảm giác bị nặng hơn khi gội đầu vì tóc thấm nước.

- Tần suất làm đẹp tóc: Trung bình uốn nhuộm khoảng 4 lần/năm và duỗi, ép 2 lần/năm.

Tóc hư tổn mức độ 3:

- Tóc mất hết độ bóng, rất khô và ráp, tóc xốp và rất thấm nước (Thấy nặng tóc khi gội đầu, thậm chí sau khi lau khô rồi mà một lúc sau lại thấy tóc bị ướt nước).

- Tóc rất rối, kể cả khi khô.

- Có thể xuất hiện đứt tóc, chẻ ngọn hoặc rụng nhiều bất thường.

- Tần suất làm đẹp: Tẩy tóc nhiều lần, duỗi ép trên 4 lần/năm.

Cách khắc phục

bestie cach cham soc toc 3

 

- Đối với mức độ 1:

Ở nước độ này, bạn cần nhanh chóng bổ sung các dưỡng chất cho tóc bằng cách duy trì chế độ hấp tóc (hoặc ủ nóng tại nhà) đều đặn 1 lần/tuần. Ngoài ra, có thể tăng cường sử dụng dầu dưỡng tóc hoặc các loại mặt nạ tóc tự chế bằng nguyên liệu thiên nhiên.

- Đối với mức độ 2:

Bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng giàu Keratin (chất sừng tạo chiếm 70% thành phần tóc) để nuôi dưỡng tóc đẹp từ bên trong và cho hiệu quả lâu dài. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm cung cấp Keratin từ bên ngoài để bổ sung vào thành phần bị mất đi trong quá trình làm tóc.

- Đối với mức độ 3:

Ở mức độ hư tổn nặng thì tốt nhất các bạn nên cắt hoặc tỉa phần tóc bị hư tổn đó vì việc phục hồi sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như công sức. Còn nếu không muốn cắt bỏ phần tóc hư tổn đó thì bạn có thể nhờ tới biện pháp đưa Keratin trực tiếp vào sâu bên trong sợi tóc. Cách này có tên là phương pháp phủ Keratin hoặc chữa trị tóc hư tổn. Cả hai biện pháp này nên được thực hiện tại salon để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Những biện pháp bổ trợ

bestie cach cham soc toc 4

- Hấp tóc đều đặn hàng tuần.

- Không nên làm dịch vụ tóc trong ít nhất 1 tháng chữa trị, hạn chế nhiệt từ máy sấy, máy duỗi hay ép...

- Nên sử dụng bổ trợ dầu dưỡng tóc để tóc hồi phục tốt hơn.

- Chế độ dinh dưỡng tăng cường Vitamin như: Trứng, hành, măng tây và tránh nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ uống có đường, socola…

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT