Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 nên làm gì để xua đuổi tai ương, may mắn cả năm

Lễ tết 08/06/2018 09:46

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, bạn không nên bỏ qua bất cứ điều gì dưới đây để có thể đem lại may mắn cho cả năm làm lụng, lao động sắp tới.

Nhiều người dân vẫn chưa thực sự coi trọng ngày Tết Đoan Ngọ, nên trong ngày này, mọi người chỉ làm những gì mà cha mẹ, người thân vẫn làm tạo nên một thói quen mỗi khi đến ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm và cứ thế lặp lại từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 nên làm gì để xua đuổi tai ương, may mắn cả năm - Ảnh 1

Tết Đoan Ngọ nên làm gì thật ý nghĩa cho gia đình, bày tỏ lòng biết ơn đối với trời đất, tổ tiên - Ảnh: Internet

Tết Đoan Ngọ là một nét đẹp văn hóa của người Việt, là một dịp để mọi người gắn kết và cùng nhau xua đuổi những cái xấu, đón nhận một làn sinh khí mới nhiều may mắn. Nên làm gì vào ngày Tết Đoan Ngọ để đúng với tục lệ giúp đem lại may mắn cho gia chủ? Dưới đây là những gì bạn nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5.

Bày biện mâm cỗ cúng ngày Tết Đoan Ngọ

Ngày Tết Đoan Ngọ nên làm gì và bày mâm cỗ cúng thế nào thì còn tùy thuộc vào đặc trưng văn hóa của từng địa phương. 3 miền Bắc – Trung – Nam lại có những cách bày mâm cỗ cúng trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 khác nhau.

Người miền Bắc có thói quen diệt sâu bọ vào sáng sớm ngay sau khi ngủ dậy. Buổi sáng, người ta sẽ không ăn gì cả mà ăn ngay hoa quả, rượu nếp sau khi thức giấc để cho sâu bọ say và chết hết. Mâm cúng của người miền Bắc thường chỉ có các loại quả đầu mùa và rượu nếp.

Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 nên làm gì để xua đuổi tai ương, may mắn cả năm - Ảnh 2

Mâm cỗ cúng ngày Tết Đoan Ngọ không thể thiếu rượu nếp - Ảnh: Internet

Người miền Trung và miền Nam cũng bày mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ với những hiện vật tương tự, có điều tùy từng vùng miền mà có thể thêm bánh gio chấm mật được làm từ gạo nếp, đậu xanh,... là các sản vật quen thuộc từ nông nghiệp.

Diệt trừ sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5

Theo thói quen, đa số nhân dân diệt sâu bọ bằng cách ăn rượu nếp và hoa quả vào buổi sáng sau khi thức dậy. Tuy nhiên, nếu đúng như tên gọi “Tết Đoan Ngọ” thì nghi thức này phải được thực hiện vào giữa trưa, khi vạn vật hội tụ hỏa khí (thuộc dương) lên đến đỉnh điểm.

Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 nên làm gì để xua đuổi tai ương, may mắn cả năm - Ảnh 3

Nhân dân thường ăn rượu nếp và hoa quả vào buổi sáng ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh: Internet

Nhiều nơi còn làm túi ngũ sắc, đan chỉ ngũ sắc đeo tay cho trẻ em nhằm phòng ngừa sâu bọ tấn công, giúp xua đuổi bệnh tật.

Tục lệ hái thuốc, tắm lá trong ngày Tết Đoan Ngọ

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, cũng không cần làm gì quá cầu kỳ. Dân gian thường quan niệm thời điểm giữa trưa ngày mùng 5/5 là lúc các cây lá thuốc đạt chất lượng tốt nhất, có khả năng trị bệnh tối đa, đặc biệt là các bệnh mang tính hàn.

Do đó, trong ngày Tết Đoan Ngọ, vẫn tồn tại thói quen đi hái thuốc vào giữa trưa (từ 11h đến 13h) và người ta thường tắm các loại lá thuốc, hoa cỏ giúp giải độc và giữ cho cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh.

>>> Xem thêm:

- Học ngay cách làm chè trôi nước ngũ sắc thơm ngon, bắt mắt cho ngày Tết Đoan Ngọ

- Hướng dẫn cách làm bánh ú nước tro tàu cực ngon cho ngày Tết Đoan Ngọ

Con rể lễ tết bố mẹ vợ trong ngày Tết Đoan Ngọ

Ở nhiều nơi, Tết Đoan Ngọ không chỉ là dịp để giết sâu bọ mà đây còn là khoảng thời gian để con rể về lễ tết bố mẹ vợ, gia đình bên ngoại. Thông thường, khi về lễ tết nhà ngoại, con rể sẽ mang theo vịt hoặc ngan để biếu tết, bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà ngoại. Đây cũng là dịp để gia đình, họ hàng, bạn bè tụ tập, sinh hoạt văn hóa khi việc nông đã bắt đầu rảnh rang hơn.

Khám phá tất tần tật về Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc

Đối với người Trung Quốc, Tết Đoan Ngọ là một trong 4 ngày lễ lớn của năm, bên cạnh Tết Trung Thu, Thanh Minh và Nguyên Đán. Vì sao Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc lại quan trọng như vậy? Có gì đặc biệt trong ngày truyền thống này? Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để khám phá tất tần tật về Tết Đoan Ngọ của người Trung nhé!

TIN MỚI NHẤT