Các loại trái cây chưng tết mang lại may mắn cho gia chủ trong năm mới

Lễ tết 16/01/2021 09:58

Trái cây là một trong những thứ không thể thiếu trong mâm cỗ ngày xuân. Hãy cùng tìm hiểu các loại trái cây chưng tết mang lại may mắn cho gia chủ qua bài viết sau.

Dù không còn xa lạ với mâm trái cây chưng Tết, nhưng liệu bạn đã hiểu hết được ý nghĩa của từng loại trái cây được sử dụng trên mâm cỗ ngày xuân hay chưa? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp các loại trái cây nên chưng bàn thờ cũng như ý nghĩa tên gọi trái cây ngày tết đem lại may mắn cho gia chủ và cách bày trí mâm ngũ quả theo phong thủy để rước nhiều vận tốt đầu năm.

cac loai trai cay chung tet ảnh 1
Trái cây là một trong những thứ không thể thiếu trong mâm cỗ ngày xuân

1. Các loại trái cây chưng tết mang lại may mắn

+ Bưởi: thịnh vượng, may mắn, sum vầy

Bưởi là một loại trái cây chưng Tết quen thuộc của các gia đình Việt. Vì theo quan niệm dân gian từ xa xưa, những loại quả có hình dáng căng tròn thường mang biểu trưng của tiền tài, thịnh vượng, đem lại nguồn sức khỏe dồi dào, sum vầy và may mắn.

+ Chuối: Bình an, may mắn

Muốn tốt cho cả năm thì bạn nên lựa chọn chuối tươi xanh, trái to đều. Theo dân gian, nải chuối có hình dạng giống như một lòng bàn tay đặt ngửa, mang đến ý nghĩa hứng lấy những may mắn, tinh hoa đất trời, đem lại sự bình an, thịnh vượng cho cả gia đình trong năm đó.

cac loai trai cay chung tet ảnh 2
Muốn tốt cho cả năm thì bạn nên lựa chọn chuối tươi xanh, trái to đều

+ Mãng cầu: mọi mong cầu đều mãn nguyện

Loại quả này tượng trưng cho những mong muốn về sự giàu sang, như ý vào dịp đầu năm.

+ Dừa: Sức khỏe, bình an

Đây là loại quả xuất hiện khá nhiều trên mâm ngũ quả vào đêm giao thừa. Theo quan niệm của người dân Nam bộ thì quả dừa được dùng để cúng tế tổ tiên, đất trời. Người ta sẽ mang nước dừa sau khi cúng bái chia đều cho con cháu, với ý nghĩa mong chúng nhận lấy sức khỏe, bình an từ Phật Trời. Đây là một tín ngưỡng dân gian được được lưu truyền từ rất lâu.

cac loai trai cay chung tet ảnh 3
Dừa là loại quả xuất hiện khá nhiều trên mâm ngũ quả vào đêm giao thừa

+ Đu đủ: mong một năm đủ ăn, đủ xài

Đây là loại quả tượng trưng cho sự thịnh vượng và đủ đầy, không sợ thiếu thốn trong suốt cả năm.

+ Xoài: đầy đủ, dư dả

Với phát âm tương tự từ “xài”, nên loại quả này được sẽ được chọn là loại trái cây chưng Tết với mong muốn giúp chủ nhà được tiêu xài thỏa thích, không sợ thiếu thốn tiền bạc, vật chất, sự hiện diện của quả xoài trong mâm cỗ ngày xuân sẽ đem lại một năm ấm no, hạnh phúc, thoải mái chi tiêu.

cac loai trai cay chung tet ảnh 4
Xoài được chọn là loại trái cây chưng Tết với mong muốn giúp chủ nhà được tiêu xài thỏa thích

+ Sung: sung túc, hòa thuận

Loại quả này rất nhiều người ưa chuộng, săn lùng vào dịp Tết vì cái tên mang ý nghĩa to lớn của nó. Một năm với hy vọng sung túc về vật chất, tinh thần, tràn đầy may mắn.

+ Cam, quýt, quất: đại diện cho màu vàng, đem tiền tài may mắn

Theo phong thủy, loại quả này có hình dáng giống như mặt trời, mang lại nguồn năng lượng tích cực, tiền tài, phúc khí cho gia đình.

Ngoài được trưng bày trên mâm ngũ quả thì các loại cây trái này còn được dùng để trang trí nhà cửa giúp làm đẹp hơn cho ngôi nhà mỗi khi tết đến xuân về.

2. Cách bày trí mâm trái cây ngày tết theo phong thủy

Mâm ngũ quả ngày Tết sẽ bao gồm 5 loại quả, tượng trưng cho ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chúng thể hiện cho đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính với tổ tiên mỗi dịp đầu năm mới.

cac loai trai cay chung tet ảnh 5
Mâm ngũ quả thể hiện cho đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính với tổ tiên mỗi dịp đầu năm mới

Bên cạnh đó, mâm ngũ quả còn là tượng trưng cho những thành quả lao động chăm chỉ cả năm của người nông dân, để khi sang một mùa vụ mới, mùa xuân đến là dịp dâng để lên tổ tiên những kết quả làm được của một năm qua với tấm lòng thành kính.

Số lượng trái cây trên mâm ngũ quả là 5 tượng trưng cho ý nghĩa của sự sinh sôi, nảy nở và phát triển. Mặc dù vậy, ngày này do cách bày trí trái cây trên mâm cỗ ngày Tết còn thiên về thẩm mỹ, nên hầu như mọi người sẽ không quá cứng nhắc về số lượng quả được trưng trên mâm ngũ quả nữa, trong khi miền Bắc vẫn duy trì 5 loại trái cây thì miền Trung và miền Nam ngày càng thoải mái hơn, họ chỉ quan tâm đến việc chọn ý nghĩa của các loại quả xuất hiện trên mâm cúng.

+ Mâm ngũ quả của Miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc thường sẽ gồm có các loại quả như: chuối, đào, bưởi, hồng, quýt.

cac loai trai cay chung tet ảnh 6
Mâm ngũ quả của Miền Bắc

Cách trình bày: Người ta sẽ đặt nải chuối ở dưới cùng, chính giữa nải chuối là quả bưởi, tiếp đến là xen kẽ vào các loại quả còn lại sao cho đảm bảo được sự hài hòa về cả bố cục lẫn màu sắc.

+ Mâm ngũ quả của Miền Trung

Mâm ngũ quả này sẽ bao gồm: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài,.. cùng một số loại quả khác tùy theo tín ngưỡng văn hóa của mỗi gia đình.

cac loai trai cay chung tet ảnh 7
Mâm ngũ quả của Miền Trung

Cách trình bày: Người dân miền trung thường sẽ không quá cầu kỳ hay đặt nặng về hình thức của mâm ngũ quả, chủ yếu là “có gì cúng nấy”, chủ yếu là sự thành tâm và kính bái đối với tổ tiên. Vì thế mà cách bày trí này cũng dựa vào thẩm mỹ của mỗi người.

+ Mâm ngũ quả của Miền Nam

Ngược lại với người miền Trung thì người dân miền Nam lại khá cầu kỳ và kén chọn các loại quả dùng để chưng trên mâm ngũ quả ngày Tết. Trong đó, người ta sẽ không cúng chuối, do đồng âm với từ “chúi” (thể hiện sự thất bại, khó khăn trong làm ăn, cuộc sống).

cac loai trai cay chung tet ảnh 8
Mâm ngũ quả của Miền Nam

Mâm ngũ quả người miền Nam thường gồm có các loại quả như: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Có thể cúng thêm một số quả khác như thơm, bưởi, tùy vào từng gia chủ.

3. Các loại trái cây chưng tết độc lạ

+ Phật thủ "Thịnh - Suy - Bĩ - Thái"

Phật thủ là một loại cây có họ cam chanh cùng hình dáng quả chia nhiều nhánh trông khá giống với bàn tay của Phật. Loại quả này được sản xuất bằng cách lai tạo và có chủ yếu ở miền Bắc. Người ta thường trịnh trọng chưng Phật thủ trên bàn thờ để cầu may mắn và sung túc trong năm mới.

cac loai trai cay chung tet ảnh 9
Phật thủ là một loại cây có họ cam chanh cùng hình dáng quả chia nhiều nhánh trông khá giống với bàn tay của Phật

+ Dứa phụng

Do hình dạng đặc thù “trăm mắt nghìn tay” nên dứa quả dứa được xem là một loại quả lành để chưng trên bàn thờ Tết. Nhờ hình dạng đặc biệt hơn so với các loại dứa thông thường mà dứa phụng luôn được rất nhiều người tìm mua mỗi dịp xuân sang.

+ Cây ngũ quả

Đây là một sản phẩm nông nghiệp được sáng tạo bởi nhà vườn Ông Giáp tại Thanh Oai, Hà Nội. Loại cây này độc đáo là trên một cây có thể cho ra 5 loại quả gồm cam, chanh, quýt, bưởi và Phật thủ. Chính sự đa dạng và mang đến nhiều ý nghĩa nên chúng luôn được nhiều người đặt hàng vào dịp Tết.

cac loai trai cay chung tet ảnh 10

Cây ngũ quả

+ Bưởi tạo hình hồ lô Tài Lộc

Người dân Hậu Giang đã lai tạo ra nhiều sản phẩm từ bưởi Năm Roi không hạt, chúng có hình thù độc đáo như bưởi hồ lô hay bưởi có hình bàn tay Phật. Theo phong thủy, hồ lô tượng trưng cho sự trường thọ, vì thế chúng rất hợp với những gia đình có ông bà cao tuổi để chưng Tết cầu vận.

Hy vọng và viết trên đã giúp mọi người biết được các loại trái cây chưng tết nào nên dùng trên mâm cỗ hay bàn thờ ngày xuân. Ngày nay, người dân nước ta vẫn cố gắng duy trì “mâm ngũ quả” như một thói quen ăn sâu vào tâm linh, tiềm thức của người Việt bao đời qua. Dù cho được bày trí như thế nào thì mâm ngũ quả trên bàn thờ Tổ tiên dịp Tết vẫn luôn mang lại ý nghĩa cầu nguyện cho sự no đủ, bình an của các gia đình vào những ngày xuân.

Các món ăn ngày Tết miền Bắc đặc trưng mà bạn không thể bỏ qua

Các món ăn ngày Tết miền Bắc đặc trưng là những món nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu chủ đề này trong bài viết dưới đây.

TIN MỚI NHẤT