Tại sao và làm thế nào để giữ thức ăn không bị ôi thiu?

Vào bếp 14/05/2018 08:46

Vào mùa hè, thức ăn rất dễ bị ôi thiu. Vậy tại sao lại có hiện tượng này và làm sao để giữ thức ăn không bị ôi thiu ngay cả khi trời nắng nóng?

Có rất nhiều lý do tại sao thức ăn bị ôi thiu vào mùa hè. Trong đó chủ yếu là do nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, khiến thức ăn không thể giữ nguyên mùi vị và dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ôi, thiu. Trong trường hợp này, để giữ thức ăn không bị ôi thiu thì bạn có thể áp dụng một trong các cách sau đây nhé.

Các cách tốt nhất để giữ thức ăn không bị ôi thiu vào mùa hè

1. Điều chỉnh lại nhiệt độ bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Đồ ăn bị ôi thiu
Đồ ăn bị ôi thiu. Ảnh minh họa: Internet.

Ngăn mát tủ lạnh nên để dưới 5 độ C và ngăn đá từ -15 đến -18 độ C. Thùng giữ lạnh nên dùng đá sạch hoặc túi đá khô. Đồng thời chú ý, thịt và rau sống nên được bảo quản ở 5 độ C hoặc thấp hơn để tươi lâu.

2. Cho thức ăn vào tủ lạnh ngay sau khi mua về

Đối với thực phẩm đông lạnh và đồ ăn nóng thì sau khi mua về, bạn nên cho vào hộp bảo quản rồi đặt vào tủ lạnh ngay nhé.

Bảo quản thực phẩm
Ảnh minh họa: Internet

3. Làm nóng thức ăn

Để thức ăn không bị nguội ngay thì hãy giữ chúng ở nhiệt độ ít nhất là 60 độ C. Làm nóng đều đến lúc bốc hơi (trên 75oC) hoặc sôi là được.

Sau đó, khi thức ăn ngừng bốc hơi thì cho ngay vào tủ lạnh. Bạn có thể làm lạnh bằng cách nhúng hộp đựng thức ăn vào trong nước lạnh hoặc nước đá. Chú ý chia thức ăn thành các phần nhỏ và cho vào các hộp nông để chúng nguội nhanh hơn nhé.

4. Không bảo quản thực phẩm sống và chín lẫn lộn

Vi khuẩn trong các loại đồ ăn sống như thịt có thể gây ngộ độc. Thế nên, đừng để lẫn đồ ăn sống và chín với nhau vì vi khuẩn có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Ngoài ra, bạn cũng nên rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào thịt sống.

5. Không bảo quản quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh

Bên trong tủ lạnh cần có không gian để lưu thông khí, nhờ vậy hoạt động làm lạnh sẽ hiệu quả hơn. Thế nên, bạn đừng chất đầy tủ lạnh mà hãy mua vừa phải, đủ dùng trong vài ngày và sau đó mua thực phẩm mới. Hơn nữa, rau củ để quá lâu cũng dễ bị héo và ăn không được ngon như trước.

Thực phẩm bị hỏng
Thực phẩm bị hỏng. Ảnh minh họa: Internet.

6. Không để đồ ăn thừa quá lâu

Nhiều người vì tiếc mà ăn lại đồ ăn thừa trong cả tuần liền. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo đồ ăn thừa chỉ nên sử dụng lại trong  3 đến 5 ngày. Sau thời gian này, chúng có thể đã bị vi khuẩn xâm nhập và không còn sử dụng được nữa.

Hãy ghi nhớ các bí quyết giữ thức ăn không bị ôi thiu này để thực phẩm luôn tươi ngon ngay cả trong những ngày nắng nóng nhé.

Bị dị ứng thực phẩm vẫn có thể chữa bằng những cách tự nhiên này

Dị ứng thực phẩm là triệu chứng mà ai cũng có thể gặp phải. Vậy phải làm gì khi bị dị ứng thực phẩm và “bệnh” này có chữa được không?

TIN MỚI NHẤT