Mẹ bỉm sữa “đổ xô” học cách nấu sữa hạnh nhân đơn giản ngay tại nhà!

Vào bếp 03/11/2019 10:12

Cách nấu sữa hạnh nhân tại nhà được thực hiện chỉ với vài thành phần nguyên liệu đơn giản. Sữa tự nấu vẫn có vị thơm ngon, ngọt tự nhiên, và đặc biệt là không có chất bảo quản và chất làm ngọt mà vẫn đảm bảo độ béo ngon, không bị kết tủa. Nếu đã trót “yêu” sữa hạnh nhân, thì bài viết dưới đây chắc chắn không thể bỏ qua!  

Sữa hạnh nhân là gì? Sao nghe lạ vậy?

Sữa hạnh nhân là một loại sữa thực vật, với thành phần chính là hạt hạnh nhân. Sữa có hương vị thơm ngậy như hạt dẻ, bảo quản đúng cách trong tủ lạnh có thể lưu trữ lên đến 1 tuần. Sữa nấu từ hạnh nhân không chứa cholesterol, chất béo bão hòa, đường hóa học và sữa bò. Do đó, đây là sản phẩm thích hợp cho những người ăn chay, hoặc hạn chế các sản phẩm chế biến từ sữa nói chung.

sua hanh nhan
Mách bạn cách nấu sữa hạnh nhân tại nhà - Ảnh minh họa: Internet

So với một số loại sữa khác, sữa hạnh nhân chứa ít hàm lượng calo hơn. Ví dụ, trong khi với 243 gram sữa bò chứa 149 kcal, sữa đậu nành chứa 80 kcal; thì với trọng lượng tương đương, sữa hạnh nhân thô nguyên chất (không đường) chỉ chứa 39 kcal. Tuy nhiên, với hàm lượng protein thấp, sữa hạnh nhân không thể thay thế cho sữa mẹ, sữa bò, hoặc sữa công thức thủy phân dành cho trẻ dưới 2 tuổi.

Cách nấu sữa hạnh nhân cũng khá đơn giản. Mẹ bỉm sữa hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà để có những chai sữa hạnh nhân ướp lạnh thơm ngon cho cả nhà. Sữa hạnh nhân còn phù hợp cho cả mẹ bầu hoặc sau sinh, không chỉ bồi bổ dưỡng chất cho mẹ mà còn tăng chất lượng sữa mẹ dành cho em bé.

Những cách làm sữa hạnh nhân bạn không thể bỏ qua

1. Cách làm sữa hạnh nhân

Điều đặc biệt với sữa hạnh nhân nguyên bản đó là không có công thức tỷ lệ chính xác giữa các nguyên liệu. Việc này tùy sở thích uống đặc hay lỏng mà bạn cân đong nước và hạt hạnh nhân cho phù hợp. Nếu yêu thích vị thơm, béo nguyên chất của hạnh nhân, bạn chỉ cần nấu sữa chỉ với 2 thành phần: 1 chén hạt hạnh nhân và 4 cốc nước lọc.

cach nau sua hanh nhan tai nha
Sữa hạnh nhân thơm ngon, bùi ngậy - Ảnh minh họa: Internet

Cách làm

  • Bước 1: Sau khi ngâm hạnh nhân từ 4-5 tiếng, vớt ra, xả nước lại nhiều lần, để ráo.
  • Bước 2: Cho hạnh nhân cùng nước vào máy sinh tố, xay nhuyễn như kem.
  • Bước 3: Lọc sữa hạnh nhân qua tấm màn sạch, hoặc rây.
  • Bước 4: Đổ hỗn hợp vừa lọc vào chai thủy tinh, đậy nắp, bảo quản trong tủ lạnh và uống dần.

2. Cách làm sữa hạnh nhân óc chó

cach lam sua hanh nhan oc cho
Sữa hạnh nhân óc chó thơm ngon - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu

  • Nhân hạt óc chó: 8 cái (ngâm nước qua đêm cho mềm)
  • Hạt hạnh nhân: 10 – 15 hạt (ngâm nước qua đêm cho mềm, rồi bóc lớp vỏ nâu bên ngoài luôn)
  • Lá dứa: 2 nhánh rửa sạch, phơi ráo
  • Muối hồng
  • Đường phèn (tùy sở thích)
  • Nước lọc: nửa lít

Cách làm

  • Bước 1: Cho toàn bộ nước lọc, hạt nhân óc chó và hạnh nhân đã tách vỏ vào máy sinh tố, xay nhuyễn mịn.
  • Bước 2: Lọc hỗn hợp vừa xay qua rây, bỏ xác, pha nước cốt với muối hồng.
  • Bước 3: Cho lá dứa, đường phèn vào nồi, đổ nước sữa hạnh nhân vào cùng.
  • Bước 4: Vừa nấu hỗn hợp sữa, vừa khuấy đều cho đường tan.

Khoảng 5 – 10 phút, hỗn hợp sữa nóng và hòa quyện thì tắt bếp, hoàn tất.

Lưu ý: Không nên để sữa óc chó hạnh nhân sôi. Bởi vì, nếu để sôi sẽ xuất hiện tình trạng sữa bị tách nước.

  • Bước 6: Đợi sữa nguội, đổ vào hũ thủy tinh, đậy nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

3. Cách làm sữa hạnh nhân mè đen

sua hanh nhan me den
Sữa hạnh nhân mè đen thơm ngon, sánh mịn - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu:

  • 100g mè đen
  • 100g hạnh nhân hạt
  • 1 lít sữa tươi không đường (tùy sở thích)
  • 500ml nước
  • Một ít lá dứa
  • 2 thìa canh sữa đặc (tùy sở thích)

Lưu ý:

* Nếu bạn muốn sữa có vị béo đậm thì thay nước bằng sữa hoàn toàn và ngược lại thay sữa bằng nước nếu muốn vị hạt 100%.

* Có thể thay sữa đặc bằng đường phèn/ đường cát theo khẩu vị nhé.

Cách làm

  • Bước 1: Rang mè đen và hạnh nhân trên lửa vừa khoảng 15 – 20 phút đến khi có mùi thơm.
  • Bước 2: Cho mè đen và hạnh nhân xay mịn với nước và lọc bã qua rây. 
  • Bước 3: Cho phần nước cốt hạnh nhân và mè đen vào nồi thêm sữa đặc, sữa tươi, lá dứa đã rửa sạch bó thành bó nhỏ và đun trên lửa vừa.
  • Bước 4: Khuấy đều đến khi thấy sữa nóng, có khói mỏng bay lên thì tắt bếp, không nên để sữa sôi sục sẽ biến chất và sủi bọt không ngon.
  • Bước 5: Đong vào chai và bảo quản trong tủ lạnh. 

4. Cách nấu sữa hạnh nhân yến mạch

sua hanh nhan yen mach
Sữa hạnh nhân yến mạch thanh mát - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu

  • 60g yến mạch
  • 40g hạnh nhân
  • 30g đường
  • Muối

Cách làm 

  • Bước 1: Hạnh nhân bạn phải ngâm 12 tiếng, yến mạch ngâm bằng nước ấm trong 2 giờ, thay nước 1 - 2 lần. Sau đó, vớt rửa sạch cả 2 với nước.
  • Bước 2: Xay nhuyễn hạnh nhân và yến mạch, thêm ít muối và từ 1 đến 1.5 lít nước sôi để nguội rồi lọc lấy nước bằng rây 2 lớp.

Tại sao sữa hạnh nhân lại tốt?

Những công dụng của sữa hạnh nhân đối với sức khỏe

Theo nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy, sữa hạnh nhân có nhiều công dụng đối với sức khỏe hơn hẳn những loại sữa tách béo thông thường: 

  • Sữa hạnh nhân thường không dùng sữa tươi (hoặc nếu có chỉ là một lượng rất ít), nên không hoặc ít chứa đường sữa hoặc casein – một chất có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Mỗi 28 gram sữa làm từ hạnh nhân chứa tới 6 gram protein. Cùng với nhiều dưỡng chất quan trọng khác, sữa hạnh nhân còn là nguồn thức uống cung cấp đến 8% nhu cầu canxi, 6% nhu cầu sắt được khuyến nghị hàng ngày của mỗi người. Như vậy, mỗi ngày chỉ cần 1 ly sữa hạnh nhân khoảng 300ml, bạn đã có thể đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ một vài chất quan trọng. 
  • Sữa hạnh nhân giàu vitamin và khoáng chất. Trong đó, không thể không kể đến: bao gồm vitamin E, vitamin D, canxi,…
  • Sữa hạnh nhân chứa ít calo, không đường, không làm tăng lượng đường trong máu, hỗ trợ xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Vì thế cách nấu sữa hạnh nhân tại nhà cực kỳ phù hợp với người đang ăn kiêng, là loại sữa thay thế cho những người tiểu đường...
sua hanh nhan
Sữa hạnh nhân nguyên chất tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu uống sữa hạnh nhân có tốt không?

Sữa hạnh nhân được liệt kê là một trong các loại sữa thực vật (cùng với sữa đậu nành, sữa đậu phộng, sữa yến mạch,…) rất tốt cho bà bầu, phụ nữ sau sinh. Với các tác dụng đã liệt kê ở phần trên, đây chính là nguồn chứa vitamin E, D tuyệt vời cho phụ nữ đang trong giai đoạn nuôi dưỡng thai kỳ khỏe mạnh, không chỉ bồi bổ dưỡng chất cho mẹ mà còn tăng chất lượng sữa mẹ dành cho em bé.

Những lưu ý về sữa hạnh nhân

Cách dùng

  • Trộn chung với ngũ cốc, yến mạch làm bữa ăn sáng bổ dưỡng thay cho các loại sữa thông thường
  • Thêm sữa hạnh nhân vào cà phê, trà dùng mỗi sáng
  • Kết hợp với các món sinh tố thanh mát
  • Tăng hương vị cho các công thức làm bánh pudding hoặc kem
  • Sử dụng kèm với súp, nước sốt
  • Thay thế nguyên liệu sữa trong các công thức ướp thịt nướng đủ vị

Bảo quản

Nếu bảo quản sữa hạnh nhân tự làm đúng cách như đã hướng dẫn trong các công thức trên, bạn có thể dùng thức uống thanh mát này tối đa 4 ngày, hoặc thậm chí 1 tuần. Hoặc, có thể cho sữa vào ngăn đông và dùng trong tối đa 3 tháng nhé.

Tuy nhiên, để đảm bảo sữa được bảo quản một cách cẩn thận nhất, hãy đựng sữa trong các loại chai, bình thủy tinh. Bởi chất liệu thủy tinh không chỉ chắc chắn, bảo quản tốt, giữ lạnh tốt mà còn giảm thiểu sử dụng chai nhựa, bảo vệ môi trường. Một thức uống không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có thể tốt cho môi trường chẳng phải quá tuyệt vời sao?

Ưu điểm của cách nấu sữa hạnh nhân tại nhà là bạn có thể tự do lựa chọn thành phần nguyên liệu và đưa vào công thức theo sở thích. Sữa hạnh nhân tự làm đảm bảo không chứa chất làm ngọt, chất làm ngọt. Cách làm sữa hạnh nhân tại nhà không chỉ tiết kiệm một khoản chi phí mà còn đảm bảo được những lợi ích đối với sức khỏe. Tại sao không thử?

Tranh thủ giảm cân bằng chanh đào mật ong trong mùa đông, chị em cần nhớ những lưu ý quan trọng kẻo tổn hại sức khỏe

Giảm cân bằng chanh đào mật ong là phương pháp được rất nhiều chị em phụ nữ tin tưởng, tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng sao để đạt hiệu quả tốt nhất.

TIN MỚI NHẤT