7 tác dụng của trà xanh và những lưu ý khi sử dụng “ít ai biết”

Dinh dưỡng 19/09/2021 13:22

Để hiểu biết thêm những tác dụng của trà xanh thì hãy theo chân chúng tôi cùng tham khảo bài viết ở dưới nhé.

Trà xanh là một thức uống quen thuộc với người dân Việt Nam từ xa xưa đến nay. Sở dĩ trà xanh lại là thức uống thông dụng và được nhiều người ưa chuộng bởi không chỉ vì hương vị thơm ngon, mát lạnh của ly trà mà còn là vì những công dụng kỳ diệu của trà xanh, nó như một loại thực phẩm chức năng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe.

Hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh và được nhiều người sử như một loại nguyên liệu làm đẹp hiệu quả. Để hiểu biết thêm những tác dụng của trà xanh thì hãy theo chân chúng tôi cùng tham khảo bài viết ở dưới nhé.

Trà xanh có những loại nào?

Trà xanh là loại trà không bị trải qua quá trình oxy hóa như trà đen và trà ô long. Trà xanh có nhiều dạng khác nhau: lá dài nhọn, lá dẹt, xoắn hoặc được vo viên như thuốc súng,...

Trà xanh có màu sắc thường là xanh xám, xanh đậm đen, xanh vàng nhạt, nhưng sau khi pha, nước chè có màu xanh lục tươi sáng đẹp mắt, và trà cũng có màu xanh hoặc  xanh vàng nhạt có vị hơi chát và uống rất sảng khoái.

Trà xanh Thái Nguyên

Trà xanh là loại trà phổ biến nhất ở Việt Nam, đã trở thành một nét văn hóa thưởng trà đặc trưng và là cũng là loại trà yêu thích của bao thế hệ.

Trà xanh Việt Nam đặc trưng nhất là trà xanh Thái Nguyên gồm nhiều loại hay tên gọi khác nhau như trà Bắc, trà Bắc Thái, trà nõn tôm, trà móc câu,...

Ví dụ:

Trà móc câu: Với đặc trưng là những cánh trà non nhỏ, cong như hình những chiếc móc câu đã làm nên tên gọi của loại trà này. Nhấp ngụm trà móc câu, bạn sẽ khó lòng quên được cái hương vị thoang thoảng, hậu ngọt dịu thanh mát và thơm nồng nàn hương cốm mới của trà.

7 tác dụng của trà xanh và những lưu ý khi sử dụng “ít ai biết” - Ảnh 1

Trà xanh móc câu Thái Nguyên

Trà xanh Việt Nam khác

Ngoài trà Thái Nguyên ra thì Việt Nam còn nổi tiếng với các loại trà trà xanh như trà Shan tuyết cổ thụ, và các loại trà xanh ướp hương hoa như: trà sen Tây Hồ, trà lài, trà bưởi, trà sói, trà ngâu… Rất đa dạng và phong phú.

Ví dụ:

Trà xanh ướp hoa sen: Cũng là một loại trà xanh ướp hương hoa, trà sen hay chè sen là tên của một loại trà xanh được ướp hương sen. Đây là một loại trà xanh đại diện nổi bật cho sự độc đáo của văn hóa trà Việt, đóng góp một phần không nhỏ vào trong nền văn hóa thưởng trà của thế giới.

Trà xanh nhập khẩu

Trà xanh không chỉ ở trong nước mà còn có các loại trà xanh được nhập khẩu từ nước ngoài cũng được nhiều người yêu thích như trà Long Tĩnh, trà Bích Loa Xuân, trà Lục Qua An Phiến, trà Thái Bình Hầu Khôi của Trung Quốc hay trà Sencha và trà Gyokuro của Nhật,…

Cũng là một trong những loại trà xanh được nhiều nơi trên thế giới cũng như Việt Nam ưa chuộng.

Tác dụng của trà xanh đối với làn da

1.   Có thể dùng lá trà xanh để tẩy da chết nhẹ nhàng

Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ các tế bào da chết, có thể làm cho da xỉn màu và tắc nghẽn lỗ chân lông. Tẩy tế bào chết cũng giúp kích hoạt sản sinh tế bào da mới, mang lại vẻ ngoài mịn màng, rạng rỡ.

7 tác dụng của trà xanh và những lưu ý khi sử dụng “ít ai biết” - Ảnh 2

Tẩy da chết với trà xanh và sữa chua

Lá trà xanh khô cung cấp một dạng tẩy tế bào chết hơi mài mòn và nhẹ nhàng loại bỏ da chết. Các chất chống oxy hóa trong trà cũng giúp loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn có thể gây ra mụn trứng cá.

2.   Hỗ trợ chống lão hóa của trà xanh Thái Nguyên

Các chất chống oxy hóa trong trà xanh rất thích hợp để chống lại quá trình lão hóa sớm. Tổn thương gốc tự do là một trong những nguyên nhân chính gây ra lão hóa sớm.

Các chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp loại bỏ các gốc tự do có thể gây ra nếp nhăn. Trà xanh có chứa một chất chống oxy hóa đặc biệt gọi là epigallocatechin gallate (EGCG), có khả năng làm trẻ hóa tế bào da một cách hiệu quả.

7 tác dụng của trà xanh và những lưu ý khi sử dụng “ít ai biết” - Ảnh 3

Trà xanh hỗ trợ chống lão hóa rất tốt

EGCG đáp ứng hiệu quả sự tăng sinh của các tế bào da, giúp làn da xỉn màu trở nên sáng và khỏe mạnh hơn.

Trà xanh cũng rất giàu vitamin B và vitamin E, hai chất trên là hai chất rất cần thiết cho sức khỏe của da. Vitamin B giúp duy trì sản xuất collagen, làm tăng độ đàn hồi của da. Vitamin E giúp thúc đẩy tái tạo tế bào, hydrat hóa và nuôi dưỡng da.

3.   Loại bỏ quầng thâm đôi mắt bằng trà xanh

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn và có thể tôn lên vẻ đẹp của khuôn mặt. Việc đôi mắt bị thâm quầng khiến người bị sẽ cảm thấy mất tự tin khi đi ra ngoài hay giao tiếp.

Uống trà xanh vào buổi sáng là lúc trà xanh bắt đầu phát huy tác dụng của nó. Uống trà mỗi sáng không chỉ giúp giải khát mà còn giúp xóa tan quầng thâm mắt.

7 tác dụng của trà xanh và những lưu ý khi sử dụng “ít ai biết” - Ảnh 4

Trà xanh chống thâm quầng mắt rất tốt

Ngoài cách uống, bạn cũng có thể đắp trực tiếp vết thâm quầng mắt bằng bã trà, để yên trong khoảng 10 - 15 phút rồi rửa sạch mặt với nước. Điều này sẽ giúp co mạch máu và làm cho quầng thâm nhanh chóng biến mất.

4.   Thu nhỏ lỗ chân lông

Lỗ chân lông nở to là nơi lý tưởng để bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập. Sau đó, nó sẽ tích tụ trên da và gây ra mụn, rất khó rửa sạch ngay cả với sữa rửa mặt. Trà xanh Thái Nguyên được biết đến là một nguyên liệu thiên nhiên có tính kháng khuẩn cao và một lượng acid vừa đủ để hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông.

Bạn chỉ cần rửa mặt bằng nước trà xanh mỗi ngày. 1 cốc nước trà nóng và pha loãng với một ít nước lạnh để rửa mặt. Điều này không chỉ thúc đẩy lưu thông máu mà còn ngăn ngừa mụn và thu nhỏ lỗ chân lông, hơn nữa cò giúp da trắng sáng mịn màng.

7 tác dụng của trà xanh và những lưu ý khi sử dụng “ít ai biết” - Ảnh 5

Trong trà xanh có nhiều hoạt chất giúp thu nhỏ lỗ chân lông

5.   Trà xanh hỗ trợ điều tiết dầu

Trà xanh có chứa các phân tử sinh học tannin liên kết với các axit amin trong cơ thể. Tannin là một chất làm se tự nhiên. Điều này có nghĩa là chúng hoạt động trực tiếp như chất làm săn da để làm đều màu da.

7 tác dụng của trà xanh và những lưu ý khi sử dụng “ít ai biết” - Ảnh 6

Nguyên tử của chất tanin hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông

Tanin thu nhỏ các lỗ chân lông, đảm bảo rằng chúng ít có khả năng bị tắc nghẽn. Tannin cũng điều chỉnh việc sản xuất dầu bã nhờn do da sản xuất tự nhiên. Những người có làn da dầu có xu hướng sản xuất quá nhiều bã nhờn, có thể dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá.

Hầu hết các sản phẩm dành cho da dầu được thiết kế để loại bỏ dầu thừa trên bề mặt da, nhưng trà xanh nhắm vào nguyên nhân cơ bản bằng cách giảm thiểu việc sản xuất dầu trong tế bào da.

6.   Chống gàu cho da đầu

Gàu thường được coi là một vấn đề về tóc hơn là một vấn đề về da. Thực tế, gàu là do da đầu quá nhờn hoặc quá khô.

7 tác dụng của trà xanh và những lưu ý khi sử dụng “ít ai biết” - Ảnh 7

Hỗ trợ trị gàu bằng trà xanh

Gàu có thể do các yếu tố môi trường, chẳng hạn như thời tiết khắc nghiệt hoặc vi khuẩn và nấm phát triển trong nang tóc. Gàu có thể gây ngứa, bong tróc da đầu và cổ. Trà xanh có thể giúp bạn có mái tóc dày và mềm hơn bở các dưỡng chất. Đặc biệt là các hoạt chất kiềm dầu, cấp ẩm và kháng khuẩn cho da đầu.

7.   Bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời

7 tác dụng của trà xanh và những lưu ý khi sử dụng “ít ai biết” - Ảnh 8

Uống trà xanh cũng hỗ trợ bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng

Nghiên cứu đã chỉ ra cách sử dụng trà xanh để bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Việc uống trà xanh hằng ngày giúp mang lại nhiều lợi ích không thể bỏ qua. Việc uống một hoặc hai cốc mỗi ngày có thể giúp giảm tác hại của tia cực tím của ánh nắng mặt trời đối với làn da.

Cách sử dụng trà xanh bạn nên biết

Sử dụng uống

7 tác dụng của trà xanh và những lưu ý khi sử dụng “ít ai biết” - Ảnh 9

Uống trà sau khi ăn 2 tiếng giúp ổn định cho người huyết áp cao

  • Giảm Cholesterol cao: Chiết xuất trà xanh chứa 150-2500 mg catechin, và bạn uống 1 đến 2 lần mỗi ngày trong 24 tuần sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu đáng kể đó.
  • Tăng huyết áp: Bạn có thể đun sôi 3g trà xanh Thái Nguyên và 150ml nước để tạo thành một tách trà xanh, uống 3 lần một ngày, khoảng 2 giờ sau mỗi bữa ăn, trong 4 tuần bạn sẽ cảm nhận rõ huyết áp giảm xuống và ổn định trở lại.
  • Huyết áp thấp: Uống 400 ml trà xanh trước bữa trưa. Cũng là một cách cho những người huyết áp thấp nên áp dụng.

Sử dụng cho da

7 tác dụng của trà xanh và những lưu ý khi sử dụng “ít ai biết” - Ảnh 10

Mặt nạ trà xanh hỗ trợ kiềm dầu và làm sáng da

  • Giảm gàu: Làm ướt tóc và da đầu bằng nước ấm. Dùng hỗn hợp nước trà xanh vừa làm ướt rồi thoa đều lên tóc và da đầu. Để 10 phút rồi gội sạch lại
  • Kiểm soát dầu: Dùng nước hoa hồng trà xanh bằng cách nấu trà loãng để nguội, cho vào bình xịt xịt hàng ngày hoặc cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy, dùng bông tẩy trang thấm như toner hoặc đổ trực tiếp ra tay và vỗ đều lên mặt. Để toner khô trước khi thoa kem dưỡng ẩm hoặc trang điểm.
  • Tẩy tế bào chết: Trộn bột trà xanh và sữa chua không đường thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó thoa hỗn hợp này lên mặt và cổ, sau đó rửa sạch.
  • Rửa mặt kiềm dầu: Vò 3-4 lá trà xanh nhỏ, thêm 1 cốc nước nóng và pha loãng với một ít nước lạnh để rửa mặt. Điều này không chỉ thúc đẩy lưu thông máu mà còn ngăn ngừa mụn và thu nhỏ lỗ chân lông

Lưu ý khi sử dụng trà xanh

Mặc dù trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì sẽ có nhiều tác dụng không tốt cho sức khỏe.

7 tác dụng của trà xanh và những lưu ý khi sử dụng “ít ai biết” - Ảnh 11

Không uống trà xanh khi đói sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày

Có một số lưu ý bạn cần biết khi sử dụng trà xanh, cùng tham khảo bên dưới nhé.

  • Dị ứng caffeine: Trà xanh chứa ít caffeine hơn cà phê, nhưng nếu bạn uống quá nhiều trà xanh, cơ thể bạn sẽ hấp thụ nhiều caffeine hơn. Do đó, bạn dễ bị dị ứng với caffein, có thể biểu hiện nhiều triệu chứng như đau đầu, lo lắng, run, khó chịu, đánh trống ngực, mất ngủ và ợ chua.
  • Giảm hấp thụ sắt: Trà xanh có chứa tannin, có thể ngăn cản chất sắt hấp thụ vào cơ thể. Vì vậy, bạn chỉ nên uống trà xanh sau bữa ăn ít nhất 30 phút. Hoặc bạn có thể pha trà xanh với vitamin C để tránh ảnh hưởng của tannin, vì vitamin C sẽ tiếp tục hấp thụ sắt.
  • Gây đau dạ dày: Sự hiện diện của hai chất caffein và tannin là nguyên nhân gây ra chứng đau dạ dày. Vì chúng làm tăng nồng độ axit trong ruột nên xảy ra các triệu chứng khó chịu ở ruột, buồn nôn và đau bụng. Vì vậy, bạn nên tránh uống trà xanh khi bụng đói.
  • Gây mất nước: Mặc dù trà xanh có tác dụng lợi tiểu nhưng uống quá nhiều trà xanh cũng có thể khiến cơ thể bị mất nước. Vì vậy, hãy pha loãng trà xanh với nước và uống điều độ để tránh tình trạng đi tiểu nhiều lần trong thời gian ngắn.
  • Không uống trà và thuốc: Nếu bạn đang uống trà xanh thì không dùng nó với bất kỳ loại thuốc nào. Các loại thuốc khi uống vào cùng với hợp chất trong trà sẽ phản ứng và tương tác, làm giảm hiệu quả của thuốc, kết tủa và gây ảnh hưởng không tốt.
  • Không uống trà quá đậm: Nếu uống trà đặc khi bụng đói sẽ khiến người mệt mỏi và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu bạn thích uống trà xanh quá đậm thì bạn cần thay đổi sở thích của mình. Để tránh ảnh hưởng sức khỏe và phát huy hết tác dụng của trà xanh, hãy pha trà vừa phải, không quá đậm nhé.

Qua bài viết ở trên, chúng tôi đã tổng hợp lại những loại trà xanh bạn nên biết, những tác dụng của trà xanh, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng chúng.

Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi đưa ra thì bạn có thể hiểu rõ thêm nhiều loại trà, biết được nhiều tác dụng của trà xanh và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

Hơn thế nữa là biết sử dụng trà xanh đúng cách và những lưu ý khi sử dụng để đem lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe của bạn và cả gia đình nhé.

Để mua được trà xanh Thái Nguyên chính hãng và đúng giá thì bạn có thể tham khảo tại Danhtra.com nhé. Chúc sức khỏe các bạn.

Chung tay chống dịch, Vinamilk đã đóng góp hơn 95 tỷ đồng qua nhiều hoạt động thiết thực

Tiếp nối chuỗi hoạt động tiếp sức tuyến đầu, Vinamilk vừa ủng hộ thêm 5 tỷ đồng gồm 110.000 sản phẩm dinh dưỡng và nhiều trang thiết bị y tế phục vụ chữa trị các bệnh nhân Covid-19 nặng các trung tâm hồi sức tích cực và bệnh viện tuyến đầu. Tính đến nay, tổng ngân sách Vinamilk đóng góp cho các hoạt động đồng hành cùng Chính phủ, tiếp sức tuyến đầu và hỗ trợ cộng đồng trong đại dịch là hơn 95 tỷ đồng.

TIN MỚI NHẤT