Vụ bé 4 tháng ở Hà Nội tử vong khi ngủ: Bố mẹ nên ngủ riêng hay chung với con?

Chăm sóc con 24/11/2018 05:30

Câu chuyện thương tâm mới đây xảy ra với bé trai 4 tháng tuổi ở Hà Nội khiến không ít các bậc cha mẹ đặt câu hỏi nên ngủ cùng con hay ngủ riêng?

Vụ bé 4 tháng ở Hà Nội tử vong khi ngủ

Thông tin bé Nguyễn N.A. (4 tháng tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) không may chết não rồi tử vong do mẹ bé trong lúc ngủ thiếp đi vô tình gác tay lên mặt con được nhiều người chia sẻ, tuy nhiên có nhiều luồng thông tin trái chiều liên quan đến sự việc này.

Vụ bé 4 tháng ở Hà Nội tử vong khi ngủ: Bố mẹ nên ngủ riêng hay chung với con? - Ảnh 1

Chị H. cho biết, sự việc đau lòng xảy ra vào sáng 18/10. Hơn 6h sáng, chị tỉnh giấc đánh thức con gái lớn dậy đi học, sau đó ngủ thiếp trên giường. Sau hơn 30 phút, chị bừng tỉnh giấc khi con gái gọi giật giọng nói mẹ đè tay lên mặt em, mũi em xuất hiện bọt màu hồng nhạt.

 

Vụ bé 4 tháng ở Hà Nội tử vong khi ngủ: Bố mẹ nên ngủ riêng hay chung với con? - Ảnh 2

Trưa 19/11, gia đình đưa bé N.A về nhà

Hốt hoảng, chị H. lay con trai nhưng bé không phản ứng, lúc này chị thấy mặt và môi con đã tái đi. Sau khi lấy tăm bông ngoáy mũi cho con, chị làm hô hấp nhân tạo nhưng vẫn không hiệu quả, sau đó bế con chạy xuống đường bắt xe ôm đến BV Việt Nam-Cuba cấp cứu. Anh N. đang trên đường về Hà Nội cũng tức tốc phi thẳng vào bệnh viện.

Sau hơn 30 phút cấp cứu ngừng tim tại BV Việt Nam-Cuba, bé N.A đã có nhịp tim trở lại, được chuyển đến BV Tim Hà Nội điều trị. Kết quả chụp chiếu ban đầu kết luận, bé chưa có tổn thuơng não nhưng cần theo dõi thêm.

 

Vụ bé 4 tháng ở Hà Nội tử vong khi ngủ: Bố mẹ nên ngủ riêng hay chung với con? - Ảnh 3

Bố mẹ của cháu bé 4 tháng tử vong do ngạt thở

16h cùng ngày, bệnh nhi được chuyển tiếp sang khoa Nhi, BV đa khoa Xanh Pôn trong tình trạng hôn mê, giật tay 2 bên, tim đều 160 lần/phút, mạch quay rõ, phổi thông khí đều, trán lạnh, hạ nhiệt độ.

Tại đây bé được thở máy và hồi sức tích cực. Sau vài ngày, kết quả chụp MRI cho thấy bé bị tổn thương nhồi máu não đa ổ tại nhiều vị trí do di chứng não/ngừng tim cơn rung nhĩ nhanh.

Đến ngày thứ 10, vợ chồng chị H. được bác sĩ gọi vào thông báo não không phục hồi dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức. Suốt 15 ngày điều trị tại BV Xanh Pôn sau đó, tình trạng của bé vẫn không tiến triển, nhịp tim ở mức 140 lần/phút, mạch quay rõ, có nhiều cơn tăng huyết áp, cao nhất ở mức 180/87/105 mmHg, thở oxy qua ống nội khí quản.

Câu chuyện thương tâm của bé N.A. khiến mọi người không khỏi xót xa, đây cũng là cảnh báo với nhiều bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ, cần phải cẩn trọng khi ngủ cùng con.

Vụ bé 4 tháng ở Hà Nội tử vong khi ngủ: Bố mẹ nên ngủ riêng hay chung với con? - Ảnh 4

Còn lại đa số các gia đình Việt vẫn chọn giải pháp ngủ chung với trẻ. Tuy nhiên khi ngủ chung cần có một số lưu ý:

Thứ nhất, những trường uống rượu, dùng ma tuý... tuyệt đối không nên ngủ cùng con do khó kiểm soát được hành vi khi ngủ. Không nên cho trẻ ngủ cùng các anh, chị còn nhỏ tuổi.

Thứ hai, cần ngủ trên giường rộng để có thể quan sát được con. Ngoài mẹ bé, cần có thêm người cùng hỗ trợ chăm sóc, cùng quan sát trẻ, tránh tình trạng một người chăm sóc quá mệt rồi ngủ thiếp đi.

Thứ ba, nên đặt trẻ nằm ngửa mỗi khi ngủ có thể giúp giảm 50% nguy cơ đột tử, giúp trẻ thở dễ dàng. Khi trẻ ngủ, nên giữ trẻ ấm nhưng không bị nóng. Khi trẻ bị nóng quá mức sẽ làm tăng hội chứng SIDS. Một đứa trẻ ấm là khi đầu của trẻ ấm, tay chân mát hơn một chút.

Thứ tư, không nên đặt trẻ nằm ngủ trên các nệm quá mềm, không dùng các miếng nệm thành giường hoặc đặt gối cũng như các đồ chơi trên giường.

Thứ năm, không nên để trẻ ngủ 1 mình trên ghế, trên sofa vì cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Một y tá nhiều kinh nghiệm tại BV Phụ sản Hà Nội khuyến cáo thêm, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đắp chăn riêng để tránh tình trạng bố mẹ cuốn chăn, vô tình đè lên mặt trẻ gây ngạt thở.

Nếu không may phát hiện con bị ngạt, bố mẹ cần có kĩ năng sơ cứu hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực.

Vitamin D cho trẻ sơ sinh, loại nào tốt?

Trẻ sơ sinh rất dễ bị thiếu hụt vitamin D. Tuy nhiên, mẹ cần phải cân nhắc cẩn thận khi bổ sung cho bé vì thừa vitamin D cũng có thể gây hại cho sức khỏe.

TIN MỚI NHẤT