Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Chăm sóc con 10/08/2019 13:00

Vàng da ở trẻ sơ sinh thường sẽ biến mất sau khoảng 2-3 tuần. Tuy nhiên, nếu để bệnh phát triển nặng thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như điếc, bại não, thậm chí là tử vong.

Vàng da ở trẻ sơ sinh khiến cho da và lòng trắng trong mắt của bé có màu vàng. Vàng da sơ sinh rất phổ biến và thường xảy da khi bé có nồng độ bilirubin cao do gan bé vẫn đang phát triển. Ở trẻ lớn hơn và người lớn, gan sẽ kiểm soát bilirubin nên sẽ ít bị vàng da hơn.

Một trong những thắc mắc của nhiều ông bố bà mẹ là vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Những thông tin dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp vấn đề trên:

1. Vì sao trẻ sơ sinh bị vàng da?

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? - Ảnh 1

Do gan trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên bé dễ bị vàng da. (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh có gan còn chưa phát triển hoàn thiện vì vậy dễ dẫn đến nồng độ bilirubin cao và vàng da.

Các bé có nguy cơ cao bị vàng da là:

- Bé sinh non hoặc bé sinh ra trước khi đủ 37 tuần thai kì.

- Bé không bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức.

- Bé có loại máu không phù hợp với nhóm máu của mẹ. Khi đó cơ thể bé sẽ phát triển các kháng thể phá hủy hồng cầu dẫn đến mức bilirubin tăng cao.

Các nguyên nhân khác dẫn đến vàng da ở trẻ sơ sinh bao gồm:

- Bé bị chảy máu nội tạng.

- Bé bị nhiễm trùng.

- Bé bị thiếu enzyme.

- Hồng cầu của bé có vấn đề bất thường.

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vàng da

Dấu hiệu đầu tiên trẻ sơ sinh bị vàng da là da và lòng trắng mắt của bé có màu vàng. Màu vàng có thể xuất hiện trong hai đến bốn ngày sau khi sinh. Nó có thể bắt đầu ở mặt trước rồi lan xuống khắp cơ thể. Mức bilirubin thường cao nhất từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh.

Nếu mẹ ấn ngón tay nhẹ nhàng vào da bé và thấy nó có màu vàng thì đó có thể là dấu hiệu của chứng vàng da.

3. Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ là vàng da sinh lý. Tuy nhiên, nó cũng có thể phát triển thành mức độ nặng là vàng da bệnh lý. Khi nồng độ bilirubin ở mức cao có thể tăng nguy cơ khiến bé bị điếc, bại não hoặc các dạng tổn thương não khác. Đó là lí do Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh phải được kiểm tra khi bé có các dấu hiệu bị vàng da.

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? - Ảnh 2

Thông thường vàng da sinh lý sẽ biến mất sau 2 - 3 tuần. (Ảnh minh họa)

Đối với vàng da sinh lý thì bé sẽ bị vàng da trong khoảng 24 giờ sau sinh. Thông thường vàng da sinh lý sẽ tự biến mất trong vòng từ 2 đến 3 tuần tuổi. Bé chỉ bị vàng da ở mức độ nhẹ.

Vàng da sinh lý không gây ra các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, mệt mỏi, thiếu máu. Nồng độ bilirubin trong máu bé không quá 12 mg% ở trẻ sinh đủ tháng và không quá 14 mg% ở trẻ sinh non.Tốc độ tăng bilirubin trong máu bé không quá 5 mg% trong 24 tiếng.

Vàng da bệnh lý xảy ra khi vàng da xuất hiện sớm. Bé bị vàng da không khỏi sau 3 tuần. Mức độ vàng da nặng khiến bé bị vàng da ở mắt và toàn thân. Đồng thời bé có các dấu hiệu mệt mỏi, bỏ bú, co giật. Khi này mẹ cần phải đưa bé đến khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Tất tần tật những điều mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh bị vàng da

Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, trẻ sơ sinh vàng da là một sự đổi màu da chuyển thành màu vàng ở vùng da hoặc mắt. Tình trạng này xảy ra vì máu của em bé có quá nhiều bilirubin, một sắc tố màu vàng, màu của các tế bào máu đỏ.

TIN MỚI NHẤT