Trẻ sơ sinh thở mạnh nguyên nhân do đâu?

Chăm sóc con 17/08/2019 05:00

Nhìn thấy trẻ sơ sinh thở mạnh không ít cha mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh thở mạnh có cần đưa đến bệnh viện không?

Nhịp thở của trẻ sơ sinh khác biệt nhiều so với người lớn. Nếu người lớn thở từ 12 đến 20 lần/phút thì nhịp thở của trẻ sơ sinh lại nằm ở mức cao hơn từ 40 đến 50 lần/phút và không quá 60 lần/phút. Và đặc biệt, nhịp thở trẻ sơ sinh thường không đều, lúc nhanh lúc chậm, nhất là trẻ sinh non.

Trẻ sơ sinh thở mạnh nguyên nhân do đâu? - Ảnh 1

Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Anh Tuấn

Thật vậy, trẻ có thể thở thành chu kỳ: Giữa các giai đoạn thở bình thường, trẻ có giai đoạn ngưng thở ngắn và không kèm tím tái (khoảng 5 giây), theo sau đó là giai đoạn thở nhanh hơn (50-60 lần/phút) trong khoảng 10-15 giây.

Trong trường hợp bé sơ sinh thở mạnh thường xuyên nhất là nếu kèm theo đi kèm những triệu chứng sốt, thở khò khè có thể là dấu hiệu cho thấy bé có thể có vấn đề quan trọng về hệ hô hấp, lúc này mẹ cần lưu ý đặc biệt.

Làm thế nào để biết được trẻ sơ sinh thở mạnh hay yếu?

Mẹ có thể theo dõi nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc ôm con vào lòng, sau đó nhẹ nhàng vén áo bé lên khỏi phần ngực và chủ động đếm nhịp thở thông qua cử động ngực hay bụng của trẻ. Cần quan sát nhịp thở của trẻ khi trẻ nằm yên, không khóc và tốt nhất là không bú. Mỗi lần hít thở của con được tính là 1 nhịp, mẹ từ từ đếm trong vòng 1 phút và có thể đếm lại từ 2 đến 3 lần để có được kết quả chính xác nhất.

Trong quá trình đếm, mẹ nên đếm đủ tất cả nhịp thở của bé trong vòng 1 phút và tránh trường hợp đếm được một nửa chặng đường rồi dừng lại và nhân lên. Hành động này sẽ cho ra kết quả thiếu chính xác vì nhịp thở của trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng lặp lại đều đặn.

Như đã nói ở trên, nhịp thở của một em bé hoàn toàn khỏe mạnh là khoảng từ 40 đến 50 lần/phút trong giai đoạn 1 tháng tuổi và từ 35 đến 40 phút/lần với bé dưới 12 tháng tuổi.

Trẻ sơ sinh thở mạnh nguyên nhân do đâu? - Ảnh 2

Khi ngủ ban đêm, nhiều lúc em bé sẽ thở mạnh, nhanh hay phát ra tiếng như thở “khò khè”. Ảnh minh họa

Khi ngủ ban đêm, nhiều lúc em bé sẽ thở mạnh, nhanh hay phát ra tiếng như thở “khò khè”. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cấu trúc mũi của những bé mới sinh thường rất nhỏ và mũi dường như là đường hô hấp duy nhất nên bé yêu sẽ chưa thể chủ động điều chỉnh nhịp thở. Điều này sẽ dẫn đến trường hợp nghẹt mũi và cũng làm ảnh hưởng đến các bộ phân khác của hệ hô hấp.

Tuy nhiên, nếu em bé vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường, lên cân đều đặn và không có dấu hiệu quấy khóc hay khó chịu, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm rằng trẻ sơ sinh thở mạnh và nhanh là dấu hiệu không đáng lo ngại. Trong trường hợp này, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi rồi làm sạch mũi cho trẻ, thường sau vài lần trẻ sẽ thở êm hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh.

- Nếu trẻ thở mạnh có những dấu hiệu suy yếu dần về sức khỏe, nhịp thở ngày càng không ổn định và làn da tím tái dần, trẻ có thể nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như viêm tiểu phế quản, viêm phổi.

- Nguyên nhân khiến trẻ có những biểu hiện thở bất thường là do hệ thống hô hấp của trẻ chưa ổn định, trẻ thường thở bằng mũi nhưng giai đoạn này trẻ lại hay bị nghẹt mũi, tắc mũi do nước mũi tồn đọng bên trong.

- Bên cạnh đó các nguyên nhân hệ miễn dịch kém, chưa thể tự điều khiển được hơi thở của bản thân… cũng khiến trẻ dễ dàng bị cảm cúm và hô hấp khó khăn hơn.

Trẻ sơ sinh thở mạnh nguyên nhân do đâu? - Ảnh 3

Mẹ có thể theo dõi nhịp thở khi trẻ nằm yên. Ảnh minh họa

Dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ sơ sinh thở mạnh

Nếu trẻ sơ sinh đôi khi thở mạnh không thường xuyên, nhưng vẫn tăng căn đều, ăn uống bình thường thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh thở mạnh thường xuyên nhất là khi kèm theo những dấu hiệu như dưới đây, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay.

- Bỏ bú hay bú kém (khi trẻ chỉ bú được chưa đến ½ lượng sữa mà trẻ vẫn thường bú).

- Ngủ li bì, khó đánh thức trẻ dậy được.

- Sốt: phải cho trẻ đi khám ngay vì đây có thể là 1 trong những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh.

- Thở khò khè: Nếu trẻ sơ sinh mắc phải triệu chứng này có thể bé đang mắc phải bệnh viêm tiểu phế quản. Do viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh thường nặng, trẻ dễ bị thiếu oxy do tắc nghẽn đường thở, nên thường cần phải nhập viện theo dõi.

Những kiến thức cơ bản về trẻ sơ sinh thở mạnh trên đây hy vọng sẽ giúp các mẹ hiểu được nguyên do dẫn đến con yêu thở bất thường. Từ đó có hướng xử trí và phòng ngừa tránh được các bệnh liên quan đến hệ hô hấp.

Trẻ sơ sinh nằm điều hòa cha mẹ cần ghi nhớ 7 quy tắc

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể của trẻ kém, cha mẹ cần cho trẻ nằm trong phòng có nhiệt độ phù hợp. Vậy trẻ sơ sinh nằm điều hòa có được không và nếu có thì cần lưu ý những gì.

TIN MỚI NHẤT