Trẻ bị cảm lạnh và những điều bố mẹ nên biết!

Chăm sóc con 07/11/2019 10:25

Cảm lạnh là một bệnh thường gặp trong giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tuy việc trẻ bị cảm lạnh không phải là bệnh gì quá nguy hiểm, nhưng các triệu chứng của bệnh lại ít nhiều gây khó chịu cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Vậy thì bố mẹ phải làm gì?

1. Vì sao trẻ bị cảm lạnh

tre bi cam lanh so mui
Trẻ bị cảm lạnh sổ mũi - Ảnh minh họa: Internet

Cảm lạnh là tên gọi của bệnh nhiễm trùng miệng, mũi và họng (hay còn gọi là đường hô hấp trên). Cảm lạnh là do một trong nhiều loại virus khác nhau gây ra. Trẻ sơ sinh có xu hướng bị cảm lạnh nhiều và dễ hơn, vì hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển nên còn yếu ớt, dễ bị vi khuẩn thâm nhập.

Bệnh cảm lạnh dễ lan truyền qua đường hô hấp: khi ai đó bị bệnh rồi hắt hơi hoặc ho hoặc khi trẻ hít phải một loại siêu vi khuẩn nào đó trong không khí có khả năng gây bệnh. Cảm lạnh cũng có thể lây lan qua tay của trẻ khi chơi đùa. Với trẻ lớn, bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ luôn luôn che miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay sau khi hỉ mũi, hắt hơi.

2. Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

dau hieu tre bi cam lanh
Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh - Ảnh minh họa: Internet

Khi cảm lạnh, trẻ thường có những dấu hiệu sau: 

  • Sốt (nhưng không quá cao)
  • Ho
  • Mắt đỏ
  • Viêm họng
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Chán ăn
  • Khó chịu và bứt rứt
  • Các hạch bạch huyết sưng lên ở dưới nách, trên cổ hay phía sau đầu.

Trẻ bị cảm lạnh sổ mũi có thể bị khó thở do nghẹt mũi, vì vậy việc cho ăn có thể rất khó khăn. Khi còn nhỏ, trẻ không thể tự hỉ mũi, cho nên bạn phải quan sát và giúp bé làm sạch, lấy đi dịch nhầy trong mũi thường xuyên. Bé cũng có thể sẽ thức dậy nhiều lần trong đêm vì mũi bị nghẹt rất khó chịu. Hãy luôn sẵn sàng thức giấc trong đêm với con, nhẹ nhàng vỗ về và làm sạch mũi cho bé. 

so mui o tre
Chảy nước mũi là 1 dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh - Ảnh minh họa: Internet

3. Khi trẻ bị cảm lạnh cần làm gì?

Tình trạng cảm lạnh của bé sẽ tự biến mất trong vòng 10 – 14 ngày, hoặc nhanh hơn với những bé có thể chất tốt. Bạn có thể làm để giảm bớt sự khó chịu cho con khi áp dụng những cách sau:

Thông mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

nuoc muoi sinh ly ve sinh cho be
Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Ngạt mũi là một trong những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện khi trẻ bị cảm lạnh. Triệu chứng này sẽ khiến việc hô hấp trở nên khó khăn hơn, khiến trẻ bị khó thở.

Khi mũi trẻ có nhiều dịch nhầy, chảy nước mũi thì mẹ nên vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý để trẻ dễ thở hơn và nhanh khỏi bệnh. Nước muối sinh lý có tác dụng rửa sạch lỗ mũi, kháng khuẩn và vệ sinh rất tốt. 

Trong trường hợp dịch mũi quá đặc thì các mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho con. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều dụng cụ hút mũi vì lực mạnh của chúng có thể gây tổn thương niêm mạc mũi còn mỏng và yếu của trẻ.

Cho trẻ ngủ nhiều hơn

Khi bị cảm lạnh, trẻ sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hay lo lắng, căng thẳng. Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho trẻ vận động và xem các thiết bị điện tử nhiều. Thay vào đó, hãy chú ý cho trẻ ngủ nhiều hơn. Việc này giúp trẻ có tinh thần thoải mái thư giãn, tránh trường hợp bị đuối sức dẫn đến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

cho tre ngu nhieu
Giấc ngủ ngon và sâu giúp trẻ thoải mái hơn - Ảnh minh họa: Internet

Giữ nhiệt độ cơ thể trẻ ổn định

Khi trẻ bị cảm lạnh, nhiệt độ cơ thể rất dễ lên xuống bất thường. Mặc dù cảm lạnh không phải dấu hiệu nguy hiểm của sức khỏe nhưng lúc này cơ thể thường yếu và nhạy cảm hơn nên rất vi khuẩn rất dễ xâm nhập và gây ra những triệu chứng nặng hơn. Vì thế giữ nhiệt độ cơ thể ổn định là cách xử lý khi trẻ bị cảm lạnh.

Bên cạnh đó, các mẹ cần lưu ý đảm bảo giữ ấm ngực, lưng, bụng, bàn chân của trẻ nhưng không nên bịt quá kín khiến mồ hôi chảy, bé sẽ rất dễ nhiễm lạnh 

theo doi nhiet do co the be thương xuyen
Theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên - Ảnh minh họa: Internet

Ngâm chân, tắm nước gừng cho trẻ

Nhiều mẹ sẽ thắc mắc trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không. Câu trả lời là có. Một số người cho rằng khi trẻ bị cảm lạnh, kiêng tắm là điều nên làm. Thế nhưng thực tế, việc này không hề giúp trẻ khỏi bệnh nhanh.

Chính vì thế, khi trẻ bị cảm lạnh sốt cao, mẹ cần cho trẻ tắm với nước gừng đúng cách để giữ nhiệt độ cơ thể của trẻ ổn định và được vệ sinh nhất có thể.

  • Chuẩn bị 3 nhánh gừng và một nắm lá húng quế.
  • Đem 3 nhánh gừng rửa sạch rồi giã thật nát, sau đó cho vào nước nấu sôi. Khi nước vừa sôi thì thả nắm lá húng quế vào để trong 5 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ nước gừng vào thau tắm của bé, đợi nước âm ấm rồi cho bé ngâm người vào thau. Múc nước ngập qua ngực rồi tắm nhanh cho bé trong khoảng 5 – 10 phút.

Dùng nước gừng tắm hoặc ngâm chân cho trẻ là cách tận dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên an toàn, đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh vặt như sốt, ho, cảm cúm, cảm lạnh,…

Trẻ bị cảm lạnh nên ăn gì?

Các mẹ cần đặc biệt chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ trong thời gian bị bệnh để cơ thể phục hồi nhanh chóng và có sức đề kháng tốt.

tre bi cam lanh nen an gì
Bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet
  • Nước: Khi bị bệnh, cơ thể của trẻ sẽ bị mất khá nhiều nước. Vì vậy, các mẹ nên bổ sung nước cho trẻ thường xuyên để các dịch nhầy dễ tiêu tan hơn.
  • Sữa mẹ: Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ cho bé uống sữa mẹ và sữa bột là hiệu quả và an toàn nhất.
  • Mật ong: Nếu trẻ đã trên 1 tuổi, mẹ có thể cho trẻ dùng nửa thìa cà phê mật ong mỗi ngày. Mật ong có tác dụng giảm các cơn ho vào ban đêm cho trẻ.
  • Hoa quả hoặc nước ép hoa quả: Các mẹ cần bổ sung cho trẻ các dưỡng chất có trong hoa quả, đặc biệt là vitamin A và C để tăng cường sức đề kháng trong cơ thể.
  • Chất béo và đạm: mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua, canh nóng,… và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.

Nếu con bạn bị nghẹt mũi mà không có các triệu chứng khác, hãy kiểm tra xem có thứ gì bị mắc kẹt trong mũi bé hay không. Ngoài ra, bố mẹ không được cho bé uống bất kỳ loại thuốc ho hay thuốc không được kê đơn, đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tuổi vì nguy cơ bị phản ứng phụ.

>>> Xem thêm:

- Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh thì phải làm sao để chóng khỏi?

4. Khi nào nên đưa trẻ tới bác sĩ?

Đối với trẻ dưới 3 tháng, nếu có dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh, hãy đưa con đến bác sĩ ngay lập tức khi những biểu hiện trẻ bị cảm lạnh còn mới. Đối với trẻ lớn hơn ba tháng, bạn cũng có thể đưa bé đến bác sĩ để xác nhận rằng đó là một cơn cảm lạnh thông thường và được hướng dẫn sử dụng thuốc sao cho hợp lý (nếu cần).

Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức:

  • Tình trạng trẻ bị cảm lạnh không cải thiện sau 5 ngày
  • Nhiệt độ lên đến trên 38ºC nếu bé dưới ba tháng, và trên 39ºC nếu bé dưới sáu tháng tuổi
  • Bé gặp vấn đề về đường hô hấp
  • Cơn ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày
  • Trẻ thường xoa tai với sự khó chịu. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy bé đã bị nhiễm trùng tai
  • Bé ho ra đờm xanh, vàng hoặc nâu hoặc nó chảy ra từ mũi

Cuối cùng, mẹ nên làm gì để tránh việc trẻ bị cảm lạnh sốt cao? Đối với các bé sơ sinh, sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng mà còn được xem là một loại “thuốc kháng sinh” tự nhiên cho trẻ. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bé. Điều này giúp tạo ra kháng thể trong máu bé giúp chống lại nhiễm trùng. Đây không phải là cách tuyệt vời nhất để ngăn bé bị cảm lạnh sổ mũi, nhưng lại giúp tăng cường sức đề kháng cho bé để tránh những vi khuẩn gây cảm lạnh.

Trên đây là tất cả những điều bố mẹ cần biết khi trẻ bị cảm lạnh. Cảm lạnh chỉ là một dấu hiệu rất bình thường của sức khỏe, vì thế hãy thật bình tĩnh. Trong trường hợp trẻ có những dấu hiệu bất thường với cảm lạnh, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức để thăm khám.

Trời lạnh rồi, các mẹ làm ngay những việc sau đây để giữ con không bị ốm

Trời chuyển lạnh cũng là lúc các mẹ lo lắng con dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Đừng bỏ qua những việc sau đây để giúp con luôn khỏe mạnh trong lúc chuyển mùa.

TIN MỚI NHẤT