Cứ ngỡ các mẹ hay bế con phía bên trái chỉ là thói quen thôi, nhưng đằng sau là lý do đầy bất ngờ

Chăm sóc con 04/01/2019 05:30

Các mẹ thường bế con áp sát vào lồng ngực trái, gần với tim và lí giải của các chuyên gia khoa học hẳn sẽ khiến mọi người vô cùng bất ngờ.

Phụ nữ có thói quen bế trẻ ở phía bên trái

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Ecology and Evolution đã cho thấy 70 đến 85% phụ nữ bế con ở phía bên trái. Theo đó, các bà mẹ có xu hướng bế trẻ về phía bên trái cơ thể, kể cả khi bạn chưa có con thì khi bế bất kì đứa trẻ nào, bạn cũng có xu hướng này. Và tất nhiên, cánh mày râu lại không thấy thể hiện xu hướng này.

Tiến sĩ Andrey Giljovkhi, một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết: "Đây là 1 nghiên cứu khá hấp dẫn đối với tất cả mọi người. Tôi đã bảo cô con gái 8 tuổi của mình thử bế búp bê cho tôi xem, bạn biết không, bé đã bế búp bê và ôm về phía bên trái lồng ngực của bé. Tôi cũng đã tự thực hiện và khá ngạc nhiên là tôi cũng vậy".

Cứ ngỡ các mẹ hay bế con phía bên trái chỉ là thói quen thôi, nhưng đằng sau là lý do đầy bất ngờ - Ảnh 1

70 đến 85% phụ nữ bế trẻ em ở phía bên trái (Ảnh minh họa).

Các bạn thì sao? Bất kể khi nào bạn bế trẻ con, hãy thử chú ý xem bạn đang bế bé ở phía nào, bên phải hay bên trái?

Có rất nhiều lý thuyết giải thích cho sự thiên lệch này trong đó có nhắc tới khoảng cách nhịp tim của mẹ và độ nhạy cảm của ngực trái. Các nghiên cứu giải thích nguyên nhân thiên về não bộ nhiều hơn. Tiến sĩ Andrey Giljovkhi cho biết trẻ được bế và giữ ở phía bên trái cơ thể mẹ thì não phải của người mẹ sẽ "sáng lên" và nhận thức rõ giúp gia tăng sự liên kết mẹ và bé. Giữ trẻ về phía bên trái ngực mẹ sẽ làm cho não dễ dàng xử lý thông tin và phản ứng nhanh hơn khi nhận yêu cầu.

Các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng: "Vị trí của trẻ ở phía bên trái ngực mẹ sẽ giúp các mẹ tối ưu hóa việc trông nom, giám sát, chỉ đạo thông tin cảm quan thông qua bán cầu não phải".

Một số lưu ý khi bế trẻ sơ sinh

Giữ tâm lý thoải mái và tự tin: Khi chuẩn bị bế bé, hãy đảm bảo tâm lý thoải mái và làm cho bé cũng được thoải mái như vậy. Ngoài ra, hãy tự tin trước khi bế một đứa trẻ, đặc biệt nếu đó là trẻ sơ sinh và bạn không có nhiều kinh nghiệm trước đó. Hãy ngồi để bế bé nếu bạn không quá chắc chắn và tự tin để bế đứng.

Nâng đỡ các bộ phận của bé đúng cách: Khi bế, luôn luôn đỡ đầu và cổ sau của bé trước khi nâng bé lên. Vì khi trẻ 3-4 tháng tuổi thì cổ của bé mới cứng cáp để tự đỡ đầu, trước đó thì bạn phải chú ý nhé.

Chọn cách bế phù hợp, thoải mái nhất: Hãy thử bế bé ở các vị trí khác nhau trước khi chọn được tư thế thích hợp nhất. Bé cũng sẽ tỏ ra thích thú khi được bế theo đúng cách mà bé muốn.

Cứ ngỡ các mẹ hay bế con phía bên trái chỉ là thói quen thôi, nhưng đằng sau là lý do đầy bất ngờ - Ảnh 2

Khi chuẩn bị bế bé, hãy đảm bảo tâm lý thoải mái và làm cho bé cũng được thoải mái như vậy (Ảnh minh họa).

- Một trong những cách dễ nhất là bế bé nằm ngang, 1 tay đỡ đầu, khuỷu tay chếch cao hơn, 1 tay đỡ lung và mông, khuỷu tay đặt thấp hơn.

- Bế trên vai: Bế và giữ bé theo hướng thẳng đứng song song với người bạn, đặt đầu bé ngả lên vai bạn.

- Bế bụng của bé: Đây là tư thế khá phù hợp khi trẻ bị đau bụng. Đặt bé nằm úp bụng xuống dưới, luốn cẳng tay đỡ đầu và bụng bé, thả lỏng 2 chân bé. Tay bạn sẽ tạo áp lực nhẹ lên bụng bé giúp đẩy bớt khí thừa ra ngoài, tạo cảm giác dễ chịu cho bé.

Lưu ý: Không kết hợp làm việc nhà khi bạn đang bế trẻ. Điều này tưởng vô hại nhưng hãy thử nghĩ nếu bạn đang bế bé và cầm theo 1 tách trà nóng, điều gì sẽ xảy ra nếu chẳng may bị đổ, nước trà bắn ra ngoài…

Tựu chung lại, bế con là niềm hạnh phúc vô bờ của bậc làm cha mẹ, nhưng hãy cẩn thận và lưu ý những điều trên đây để tránh những mối nguy hiểm và luôn giữ an toàn cho các bé.

Quá thương tâm khi mẹ nấu ăn trong bếp, bên ngoài con gái lớn nằm đè em trai nghẹt thở đến chết

Quá xót xa khi người mẹ bận nấu ăn trong bếp thì bên ngoài con gái lớn nằm đè em trai chết vì nghẹt thở.

TIN MỚI NHẤT