Chỉ nhìn màu sắc lưỡi, dự đoán ngay tình trạng sức khỏe của bé

Chăm sóc con 28/11/2017 04:20

Màu sắc lưỡi bất thường có dấu hiệu ửng đỏ, đóng bợn trắng… mẹ cần lưu ý vì bé đang gặp vấn đề với sức khỏe.

Từ góc nhìn của y học hiện đại, niêm mạc lưỡi xuất hiện những dấu hiệu lạ, màu sắc bất thường có thể cảnh báo tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ.

Màu sắc lưỡi bình thường, hồng hào mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Ngược lại, nếu quan sát thấy những dấu hiệu lạ dưới đây, mẹ nên đưa bé đi khám và chữa trị kịp thời.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh thông qua màu sắc lưỡi

Lưỡi của trẻ bình thường

Bé có sức khỏe ổn định thường lưỡi sẽ mềm và hơi ẩm, màu hồng tự nhiên. Bé có thể phát âm to, rõ ràng và không bị hôi miệng.

Lưỡi đỏ và khô

Chỉ nhìn màu sắc lưỡi, dự đoán ngay tình trạng sức khỏe của bé - Ảnh 1

Trẻ bị sốt phần lưỡi có màu đỏ và nổi mụn nhỏ li ti. (Ảnh minh họa)

Mẹ quan sát thấy đầu lưỡi bé có màu đỏ, sau vài ngày có tình trạng sưng tấy nổi mụn li ti và khô. Nguyên nhân thường là do bé bị sốt kéo dài, mẹ cần có biện pháp hạ sốt nhanh tránh tình trạng trẻ sốt cao, co giật.

Lưỡi màu vàng và có mùi hôi

Trên lưỡi xuất hiện những mảng bám màu vàng kèm mùi hôi hoặc chua là do bé được ăn quá nhiều đồ chiên xào, dầu mỡ dẫn tới các vấn đề về hệ tiêu hóa.

Mẹ nên thay đổi khẩu phần ăn cho bé bằng cách ăn nhẹ, bổ sung rau xanh, trái cây, hạn chế thực phẩm giàu chất béo và đồ chiên xào...

Xuất hiện vảy trắng trên lưỡi

Chỉ nhìn màu sắc lưỡi, dự đoán ngay tình trạng sức khỏe của bé - Ảnh 2

Trẻ có thể bị nhiễm nấm men khi vệ sinh răng miệng kém. (Ảnh minh họa)

Việc xuất hiện vảy trắng trên lưỡi có thể do bé nhiễm nấm men. Khi vệ sinh răng miệng kém, cơ thể suy nhược hoặc suy dinh dưỡng trẻ có nguy cơ bị nhiễm loại nấm này. Trong thời gian cho bú, mẹ chủ quan vệ sinh bình sữa, núm vú không cẩn thận có thể tăng nguy cơ lây nhiễm nấm cho bé.

Làm thế nào để chăm sóc lưỡi cho trẻ?

Với trẻ đang bú mẹ có thể rơ lưỡi cho trẻ 2 ngày/lần bằng nước ấm để làm sạch lưỡi. Ngoài ra cần tiệt trùng sạch sẽ bình sữa, núm vú trước khi cho trẻ bú để đảm bảo vệ sinh.

Với trẻ ăn dặm mẹ cần rơ lưỡi 3 lần/tuần, chú ý thực hiện nhẹ nhàng tránh làm xước vùng miệng là đau trẻ.

Từ 3 tuổi trở lên, mẹ cần dạy trẻ đánh răng hàng ngày để giữ gìn răng miệng sạch sẽ.

Ngoài ra, khi thấy lưỡi bé có bất kì biểu hiện khác thường nào, tốt nhất mẹ nên đưa con đi thăm khám bởi bác sĩ để có những chẩn đoán và điều trị chính xác nhất.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Đây là 7 chất dinh dưỡng mà hầu hết trẻ nhỏ nào cũng thiếu hụt gây chậm phát triển

Thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm phát triển và cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán nản.

TIN MỚI NHẤT