Chỉ mẹ cách đánh tan đờm trong cổ họng bé bằng những thực phẩm có sẵn trong bếp

Chăm sóc con 29/01/2019 05:30

Chỉ mẹ cách đánh tan đờm trong cổ họng bé bằng những thực phẩm có sẵn trong bếp cực rẻ tiền lại hiệu quả nhanh mà chẳng hại sức khỏe con.

Đờm trong cổ họng trẻ có thể khiến bé bị khò khè, chán ăn, khó ngủ hay quấy khóc. Do đó, mẹ cần biết cách xử trí giúp làm tiêu đờm cho bé để con ngủ khỏe, ăn ngon, sẵn sàng đón Tết

Hẹ chưng đường phèn

Theo Đông Y, hẹ còn được gọi là khởi dương thảo và đây cũng là một loại rau quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Bên cạnh đó hẹ còn là một vị thuốc có tác dụng trợ thận, bổ dương, tán huyết, giải độc và tiêu đờm hiệu quả.

Để tiêu đờm cho trẻ, cha mẹ rửa thật sạch lá hẹ rồi cho vào bát cùng với đường phèn và tiến hàng hấp cách thủy. Sau khi hấp xong, bạn hãy chắt lấy phần nước cho trẻ uống, mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê và kiên trì thực hiện trong 5 ngày. Ngoài khả năng tiêu đờm, hẹ chưng đường phèn còn giúp trẻ giảm ho, tăng sức đề kháng.

Chỉ mẹ cách đánh tan đờm trong cổ họng bé bằng những thực phẩm có sẵn trong bếp - Ảnh 1

Tần dày lá và đường phèn

Tần dày lá trong dân gian hay còn là húng chanh, là loại rau cỏ mọc quanh nhà rất dễ tìm. Theo nghiên cứu y khoa, trong tần dày lá có chứa colein và tinh dầu chứa chất carvacrol có tác dụng trị ho, tiêu đờm và cảm cúm cho trẻ hiệu quả.

Tương tự hẹ, các mẹ chỉ cần sử dụng 2 – 3 lá húng chanh đã được rửa sạch rồi tiến hành dã nát, sau đó bỏ vào bát cùng với đường phèn vừa đủ và đem hấp cách thủy. Uống húng chanh chưng với đường phèn sẽ giúp trẻ nhanh chóng tiêu đờm, giảm ho và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn hẳn.

Bên cạnh đó, các mẹ có thể thay thế tần dày là hay lá hẹ bằng quất xanh. Trong quất xanh có nhiều pectin, tinh dầu và các vitamin có lợi cho việc chống viêm, chống loét, tiêu đờm, giảm ho rất tốt.

Ngoài việc dùng các thuốc, bài thuốc dân gian để tiêu đờm cho trẻ thì cha mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống cho con để việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những sản phẩm có thể gây ra đờm như sữa và các chế phẩm từ sữa (pho mát, bơ, sữa chua…). Trong các thực phẩm này có chứa chất casein, một hoạt chất làm tăng tiết chất nhầy.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho đờm, mẹ phải làm sao?

Bé 2 tháng tuổi bị ho có đờm mẹ phải xử lý thế nào bây giờ?

TIN MỚI NHẤT