Cách phát hiện bệnh thủy đậu

Chăm sóc con 18/08/2018 05:30

Con gái tôi 23 tuổi, mấy hôm nay cháu sốt và trên người có những mụn nước nhỏ. Nhiều người nói cháu bị thủy đậu. Xin bác sĩ tư vấn có phải con tôi bị thủy đậu không và cách chữa thế nào? Hoàng Dung (Tuyên Quang)

Cách phát hiện bệnh thủy đậu - Ảnh 1

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Varicella zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây thành dịch. Bệnh nhân có thể lây bệnh sang người lành ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên cho đến khi nốt đậu đóng vảy, do virut từ đờm dãi, nước mũi, nước bọt bắn ra khi nói, ho hoặc hắt hơi.

Người lớn bị mắc bệnh nếu như lúc nhỏ chưa mắc. Triệu chứng bệnh ở người lớn gồm: sốt cao 39-40oC, trằn trọc, mê sảng; nốt phỏng có thể kèm theo máu, đau mỏi các khớp, ngứa, sau 24-36 giờ mọc ban khắp cơ thể, mọc nhiều ở da đầu, trong các chân tóc.

Lúc đầu là nốt đỏ giống như ban sởi, vài giờ sau thành nốt phỏng, nông trông như giọt sương, hình quả xoan; các nốt này mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày. Đến ngày thứ 4-6, nốt đậu đóng vảy, vảy có màu nâu sẫm.

Bạn nên nhắc cháu giữ cho da sạch sẽ. Quần áo giặt bằng xà phòng và nước sạch rồi là ủi trước khi mặc. Dùng thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%, NaCl 9%o để nhỏ mắt, mũi 3-5 lần ngày.

Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh - methylen; không được bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ. Bạn nên đưa cháu đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc đúng.

Dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh

Các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ rất đa dạng và có diễn biến phức tạp. Có những dị tật có thể phát hiện trong những lần khám thai, tuy nhiên nhiều trường hợp do chủ quan hoặc ở một lý do nào đó không phát hiện ra được mà sau khi sinh mới nhận biết được. Việc phát hiện sớm dị tật bẩm sinh có ý nghĩa rất lớn trong công tác điều trị nhằm đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính các bé và bố mẹ.

TIN MỚI NHẤT