Bé hơn 1 tuổi bị ngã chảy máu miệng, sự chủ quan đáng trách của bà mẹ khiến con trai suýt hoại tử lưỡi

Chăm sóc con 16/10/2018 13:00

Với trẻ nhỏ thì đôi khi chỉ là một vết thương nhẹ cũng có thể để lại hậu họa khôn lường, vậy nên bố mẹ cần chú ý để tránh xảy ra trường hợp như cậu bé này.

Trẻ con thì thường đi kèm với hiếu động, trừ khi ốm yếu mệt mỏi chúng mới nằm li bì một chỗ, còn không sẽ khiến người lớn phải mệt nhọc khi trông chừng. Nhưng dù có người lớn để mắt hay không thì việc trẻ bị vấp ngã là chuyện dễ xảy ra. Thậm chí, chỉ ngoảnh trước ngoảnh sau là lại thấy con ngã sấp mặt rồi, nếu nhẹ thì có thể sưng trán, chảy máu miệng vì răng cắn vào môi và lưỡi, trầy xước chân tay hoặc nặng hơn là gãy chân, gãy tay.

Chảy máu miệng là trường hợp phổ biến nhất, người lớn thường chủ quan cho rằng đó chỉ là vết thương nhỏ, sẽ tự lành sau vài ngày. Tuy nhiên, với trẻ con đôi khi chỉ là vết thương nhẹ thôi cũng để lại hậu quả khôn lường.

 

Bé hơn 1 tuổi bị ngã chảy máu miệng, sự chủ quan đáng trách của bà mẹ khiến con trai suýt hoại tử lưỡi - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

 

Vào chiều ngày 14 tháng 8 mới đây, một bà mẹ bế cậu con trai hơn 1 tuổi tức tốc vào Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam kêu khóc nhờ bác sĩ cấp cứu cho con trai mình. Sau khi được các bác sĩ trấn an, người phụ nữ mới bình tĩnh lại và kể về vết thương ở miệng của con trai mình.

Theo đó, khoảng 5h chiều hôm trước, cậu bé Zhuo Zhuo (hơn 1 tuổi) bị té ngã, bố mẹ vội vàng đỡ cậu bé dậy và dỗ con nín khóc. Người phụ nữ nói: "Tôi nhấc con lên thì thấy thằng bé bị chảy máu miệng. Tôi nghĩ do răng cắn vào lưỡi nên lấy khăn giấy lau cho con, rồi máu ngưng chảy và không có vết thương nào ở người con nên cũng không để ý gì nữa".

Buổi đêm, gia đình cho Zhuo Zhuo ăn nhưng cậu bé lắc đầu nhất định không chịu mở miệng. Lúc này bố mẹ Zhuo Zhuo vẫn nghĩ rằng do con trai biếng ăn nên cũng không dỗ thêm. Cho đến sáng hôm sau bố mẹ Zhuo Zhuo mới phát hiện lưỡi cậu bé chảy xệ xuống, chạm vào là chảy máu nên sợ hãi ôm con đến bệnh viện cầu cứu bác sĩ.

Bé hơn 1 tuổi bị ngã chảy máu miệng, sự chủ quan đáng trách của bà mẹ khiến con trai suýt hoại tử lưỡi - Ảnh 2.

Chỉ vì một vết thương nhỏ ở miệng, cậu bé Zhuo Zhuo suýt bị hoại tử lưỡi.

Sau khi thăm khám cẩn thận, bác sĩ Wang Yuehui, trưởng khoa Răng hàm mặt tại Bệnh viện nhân dân tỉnh Hồ Nam, cho biết gần hai phần ba lưỡi của cậu bé bị tổn thương nặng, vết thương khá sâu, có dấu hiệu nhiễm trùng, cần phải tiến hành khâu phẫu thuật sớm nếu không sẽ không thể khôi phục lại hình dạng lưỡi như bình thường, sau này có thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn uống và phát âm.

7h tối hôm đó, cậu bé Zhuo Zhuo được phẫu thuật để khâu lại lưỡi. May mắn là ca phẫu thuật thành công nên cậu bé được "bảo toàn" chiếc lưỡi.

Bé hơn 1 tuổi bị ngã chảy máu miệng, sự chủ quan đáng trách của bà mẹ khiến con trai suýt hoại tử lưỡi - Ảnh 2
Zhuo Zhuo đã được phẫu thuật kịp thời.

Bác sĩ phẫu thuật Li Jian đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh rằng: "Sau khi trẻ nhỏ bị ngã, bố mẹ nên kiểm tra cẩn thận, kỹ lưỡng không chỉ chân tay, chấn thương ở đầu mà cả bên trong miệng nữa. Bọn trẻ không ý thức được mọi thứ nên không biết nói với người lớn, có những vết thương ở bên trong rất khó lường. Do đó, khi một đứa trẻ bị chấn thương, người lớn nên đưa đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời, tránh gây ra những hậu quả không thể khắc phục".

Làm sao để sơ cứu khi con trẻ bị thương ở miệng?

Do mô vùng miệng rất mềm, trẻ có thể dễ dàng bị thương khi đang tập nhai, hay ăn mà không tập trung, vừa ăn vừa di chuyển… hoặc bị trượt ngã, nhào lộn làm răng cắn vào môi hay lưỡi, đập miệng vào vật khác.

Thông thường, những chấn thương miệng ở trẻ em nhìn có vẻ tồi tệ hơn thực tế. Do khu vực quanh miệng có rất nhiều mạch máu mà chỉ cần một vết cắt nhỏ cũng đủ khiến trẻ chảy rất nhiều máu. Chính vì vậy mà bạ không dễ dàng xác định xem đâu là nguồn chảy máu. Khi đó cần phải hết sức bình tĩnh bởi rất có thể bạn chỉ đang đương đầu với một vết thương nhỏ mà thôi. Sau khi đã tìm ra được vết thương thì bạn làm theo những bước sau:

- Cầm máu: Đối với các vết thương ở trong miệng (môi trên hoặc môi dưới), bạn nhẹ nhàng đè chỗ môi bị chảy máu lên phần răng hay nướu của bé trong khoảng 10 phút hoặc càng lâu càng tốt. Tránh kéo môi trẻ ra kiểm tra vì làm như vậy máu sẽ chảy trở lại.

 

Bé hơn 1 tuổi bị ngã chảy máu miệng, sự chủ quan đáng trách của bà mẹ khiến con trai suýt hoại tử lưỡi - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

 

- Để giảm đau và giảm sưng, bạn có thể dùng một túi nước đá hoặc rau củ đông lạnh áp vào chỗ chảy máu. Nếu được, bạn có thể cho bé mút kem lạnh khi vết thương trong miệng không quá lớn.

- Dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết: Thường thì vết thương miệng sẽ không làm trẻ đau quá lâu. Nhưng nếu trẻ vẫn khó chịu nhiều, mẹ có thể cho bé dùng một ít thuốc giảm đau. Đương nhiên, chỉ dùng khi cảm thấy thật sự cần thiết và nên có sự thông qua của bác sĩ.

- Cẩn thận khi cho trẻ ăn: Khi vết thương đang lành dần, những thức ăn cho trẻ nên được nêm nhạt một chút, tránh các món có tính a-xít như nước cam hay quá mặn như nước mắm. Các món ăn mềm, dễ nhai sẽ giúp bé cảm thấy bớt khó chịu. Lúc này, kem lạnh vẫn sẽ giúp làm dịu vết thương của trẻ. Ngoài ra, khi máu đã hết chảy một thời gian, bạn có thể cho con súc miệng bằng nước hơi ấm sau khi ăn để thức ăn không bám vào vết thương (nhưng súc miệng sớm bằng nước ấm có thể làm máu chảy trở lại).

Khi con bị tay chân miệng, bé càng đau càng dễ biến chứng - cha mẹ đừng chủ quan kẻo con mất mạng

Nếu con bị tay chân miệng, thấy bé càng đau càng nghĩa là sẽ càng dễ biến chứng - cha mẹ đừng chủ quan kẻo con mất mạng.

TIN MỚI NHẤT