Bé 2 tuổi chảy máu dạ dày vì bà nội cứ đang ăn lại thích “chấm mồm chấm miệng” cháu

Chăm sóc con 07/07/2018 06:50

Vị bác sĩ này sau đó yêu cầu cả gia đình đi kiểm tra hơi thở. Kết quả là, lượng virus Helicobacter pylori của bà nội cao hơn đáng kể. Lúc này, bà nội em bé mới thú nhận.

Bây giờ có rất nhiều người trẻ vì công việc, không có thời gian để chăm con nên thường đẩy con cho ông bà. Tuy nhiên, gửi con cho người già chăm sóc cũng cần chú ý hỏi han quan sát tình hình sức khỏe con mỗi ngày.

Thế hệ ông bà đi trước thường có những thói quen ăn uống chăm sóc chưa đúng cách, có thể khiến đứa trẻ bị ảnh hưởng. Câu chuyện về một em bé mới 2 tuổi rưỡi đã phải nhập viện vì chảy máu dạ dày do virus Helicobacter pylori.

Bé 2 tuổi chảy máu dạ dày vì bà nội cứ đang ăn lại thích “chấm mồm chấm miệng” cháu - Ảnh 1

Các bác sĩ cho biết, có rất ít trường hợp trẻ chảy máu dạ dày ở độ tuổi này. Các bệnh viện ở khu vực có thể tiếp nhận khoảng 20 trẻ em với chảy máu dạ dày mỗi năm, độ tuổi phổ biến là từ 5 đến 14 tuổi. Hiếm có em bé nào mới hơn 2 tuổi đã nhiễm virus

Làm thế nào một đứa trẻ 2 tuổi có thể bị nhiễm Helicobacter pylori?

Vị bác sĩ này sau đó yêu cầu cả gia đình đi kiểm tra hơi thở. Kết quả là, lượng virus Helicobacter pylori của bà nội cao hơn đáng kể. Lúc này, bà nội em bé mới thú nhận:

“Thường khi dọn cơm, thấy cháu ngồi cạnh cứ nhìn cái gì đó trong bát tôi. Thương cháu nên tôi đang ăn cũng cho cháu thử chấm mồm chấm miệng nếm cùng”.

Khi bác sĩ hỏi bà cho cháu ăn có đổi thìa riêng không, người bà bối rối lắc đầu “dùng trực tiếp đũa của tôi luôn cho tiện”

Bé 2 tuổi chảy máu dạ dày vì bà nội cứ đang ăn lại thích “chấm mồm chấm miệng” cháu - Ảnh 2

Lúc này, mọi chuyện đã sáng tỏ. Do nhiều tuổi, sức đề kháng yếu, niêm mạc dạ dày cũng tương đối mỏng manh nên người bà đã bị nhiễm Helicobacter pylori. Sau một thời gian dài virus được truyền cho người cháu, khiến cháu cũng bị loét dạ dày, theo thời gian, gây chảy máu dạ dày. 

Khi sự thật được tiết lộ, gia đình em bé vô cùng hối hận  

Helicobacter pylori là gì?

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.P) là một loại vi khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày, nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày - tá tràng.

Vi khuẩn H.P có nhiều trong nước bọt, trong mảng cao răng, trong niêm mạc dạ dày của người bệnh nên rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường ăn uống.

Bé 2 tuổi chảy máu dạ dày vì bà nội cứ đang ăn lại thích “chấm mồm chấm miệng” cháu - Ảnh 3

Do thói quen ăn uống của người Việt Nam như ăn chung chén nước chấm, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn H.P ở Việt Nam là hơn 80% dân số.

Nếu gia đình có một người lớn bị nhiễm H. pylori, cha mẹ phải cách ly và có bộ đồ ăn riêng trẻ em cũng không được có tiếp xúc quá gần bởi trẻ em không đủ khả năng chống nhiễm trùng.

Khi nuôi con nhỏ, hãy tỉnh táo! 4 hành vi nguy hiểm này có nguy cơ cao lây nhiễm Helicobacter pylori

- Người lớn nhai thức ăn và cho trẻ ăn.

- Người lớn dùng lưỡi kiểm tra nhiệt độ thức ăn trước khi cho con ăn.

- Người lớn sử dụng đũa của mình để lấy thức ăn cho con.

- Những nụ hôn miệng tiếp miệng cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm bệnh.

Mách mẹ tuyệt chiêu vỗ rung long đờm đúng cách cho trẻ sơ sinh

Mẹ nên học cách vỗ rung long đờm cho trẻ sơ sinh khi con bị ho hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp khác.

TIN MỚI NHẤT